Gìn giữ nét đẹp văn hóa trong Lễ hội Pút Tồng ở Phìn Ngan (Bát Xát)
Dân tộc - Văn hóa Thứ bảy, 04/02/2023 - 20:53
Trong tiếng Dao, “Pút” có nghĩa là nhảy, “Tồng” có nghĩa là đồng, Pút Tồng được hiểu là cách thức diễn xướng và cũng có nghĩa là một nghi lễ thờ cúng tưởng nhớ đến linh hồn tổ tiên của người Dao đỏ.
![]() |
Người dân Phìn Ngan tham gia lễ hội |
Đây là lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Dao đỏ bởi tập quán sinh hoạt, sản xuất của họ xưa kia phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên. Chính vì vậy Lễ hội Pút Tồng là dịp để họ tưởng nhớ đến tổ tiên, thể hiên sự biết ơn thế hệ trước và cầu cho mọi người có một năm mới tốt lành và no đủ.
![]() |
Trang phục nổi bật của người phụ nữ Dao đỏ Phìn Ngan trong ngày hội xuân |
Chị Tẩn Sử Mẩy đến từ thôn Sải Duần cho biết: Sau 2 năm Lễ hội bị gián đoạn do dịch bệnh Covid-19, năm nay người dân Phìn Ngan háo hức đến dự hội từ rất sớm, mỗi thôn bản đều mang đến gian hàng trưng bày những sản vật của vùng đất nơi họ sinh sống. Từ bộ trang phục để thực hiện nghi lễ đến bộ quần áo mặc trong lao động sản xuất hằng ngày. Từ những nông cụ như con dao, cái cuốc đến cây rau, củ khoai, quả bí... đều được trưng bày tại đây.
![]() |
Thăm quan gian trưng bày |
Ở mỗi gian trưng bày, các thôn bản đều muốn các du khách ghé thăm để họ có cơ hội giới thiệu về bản sắc dân tộc mình, Để đến với lễ hội lần này anh Chảo Diếu Ngan và những người dân trong thôn Van Hồ đã có sự chuẩn bị chu đáo, anh cho hay: Cùng với những vật dụng sinh hoạt hằng ngày, chúng tôi mang đến đây cả những nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình như trống, kèn... để cất lên tiếng kèn mời khách quý dừng chân, đây cũng là cách để chúng tôi lưu giữ và giới thiệu với mọi người biết đến một phần bản sắc của người Dao đỏ Phìn Ngan.
![]() |
Chị em tranh thủ tìm chỉ thêu cho bộ quần áo mới |
Tại Lễ hội, UBND xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (Lào Cai) đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa thể thao như: cầu lông, bóng chuyền và các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, bịt mắt bắt vịt, trang trí các gian trưng bày, thi trang phục dân tộc... làm cho không khí lễ hội càng thêm rộn ràng.
![]() |
Các anh cũng đã chuẩn bị để lên sân khấu |
Trao đổi với chúng tôi ông Tẩn Láo Tả - Bí thư Đảng ủy xã Phìn Ngan - cho biết thêm: Lễ hội Pút Tồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người Dao đỏ Phìn Ngan, bên cạnh ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, cầu bình an, sức khỏe cho mọi người; cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu..., nó còn là dịp để nhân dân các dân tộc trên địa bàn được giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
![]() |
Tái hiện Lễ Pút Tồng, Lễ rước dâu trên sân khấu |
Tin mới nhất

Nghi lễ cúng rừng: Nâng cao ý thức bảo vệ rừng của đồng bào Tây Bắc

Văn hoá Cồng chiêng - niềm tự hào của dân tộc Ba Na

Sôi nổi hội đua thuyền bên bờ sông Hàn Đà Nẵng

Trang phục truyền thống dân tộc Ba Na: Lấy thiên nhiên làm hình mẫu

Người Jrai ở Gia Lai: Rộng ràng ngày lễ Cúng rừng
Tin cùng chuyên mục

Tinh thần đoàn kết trong Lễ hội cầu an dân tộc Ba Na

Quảng Nam: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội làng Lộc Yên lần thứ 2

Đồng bào Công giáo Cần Thơ tích cực thực hiện thi đua yêu nước

Thạp đồng văn hóa Đông Sơn: Vẻ đẹp văn hóa đặc sắc của người Việt xưa

Khơi dậy nguồn lực văn hoá thủ đô và câu chuyện phục dựng nỏ thần

Ca kịch "Khát vọng Dam Săn": Tiếng vọng từ đại ngàn

Kho báu quý nghìn năm tuổi giữa đại ngàn Tây Giang

Thanh Hóa: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023-2024

Độc đáo kỹ thuật dệt thổ cẩm của phụ nữ Châu Mạ

Lan toả không gian văn hóa Cồng chiêng người Mạ ở Đắk Nông

Đồn điền CADA - nơi khởi nguồn của ngành cà phê Việt Nam

Độc đáo Lễ hội đền Rồng - đền Nước ở xứ Thanh

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột xứng tầm là lễ hội quốc gia

Krông Pắc rực rỡ sắc màu văn hóa chào Lễ hội Cà phê

Quảng Nam: Đồng bào Cơ Tu rộn ràng với lễ hội mùa xuân

Góp sức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lễ hội Đền Bà Triệu và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hàng nghìn du khách tham dự Lễ hội đường phố Buôn Ma Thuột 2023

Tỉnh Quảng Ninh có hơn 1.000 dòng họ được công nhận là “dòng họ hiếu học”
