Kon Tum: 900 em học sinh tham gia trình diễn cồng chiêng, múa xoang
Dân tộc - Văn hóa Thứ bảy, 12/11/2022 - 12:26
Kon Tum: Hơn 1.000 học sinh tham gia Liên hoan Cồng chiêng - Múa xoang của người dân tộc thiểu số |
Sáng 12/11, tại tỉnh Kon Tum, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức chương trình Hội diễn cồng chiêng, múa xoang dành cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn.
![]() |
Gần 900 học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia biểu diễn cồng chiêng, múa xoang |
Hội diễn thu hút 18 đơn vị với gần 900 em học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia trình diễn với nhiều phần trình diễn đẹp mắt, mang đậm nét đặc trưng của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Nổi bật như phần tái hiện Lễ mừng lúa mới của người Bahnar; Lễ Pơ Thi (bỏ mả) của người Gia Rai và Lễ cúng nước giọt...
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum-Đinh Thị Lan cho biết, Hội diễn là dịp để thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ, tạo không khí vui chơi lành mạnh, bổ ích, trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú. Thông qua Hội diễn, giúp khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh các trường, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Theo Ban tổ chức cho biết thêm, Hội diễn không chỉ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên”, đây còn là dịp để các em học sinh nhận thức và hiểu sâu hơn các giá trị văn hóa phi vật thể của nhân loại, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Em Y Sê Ba (lớp 7, Trường trung học cơ sở xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei) chia sẻ, đây là lần đầu tiên em được nhà trường chọn tham gia biểu diễn cồng chiêng và múa xoang. "Em cảm thấy rất vui và tự hào khi được trình diễn những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình", em Y Sê Ba nói.
![]() |
Hội diễn chồng chiêng nhằm góp phần gìn giữ, phát huy văn hóa tinh thần của các dân tộc ở các cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
Hội diễn cồng chiêng, múa xoang học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú tại tỉnh Kon Tum hướng đến chào mừng 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022) và nâng cao tình yêu nghệ thuật truyền thống, tạo cơ hội để thế hệ trẻ tiếp cận, giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc. Từ đó, cho ra đời nhiều đội cồng chiêng “nhí” tại trường học, tạo tiền đề cho việc tiếp nối giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc ở các cộng đồng.
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005, sau được chuyển sang danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2008.
Tuy nhiên, do đặc điểm và nhiều nguyên nhân khác nhau, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên có nguy cơ mai một. Để gìn giữ và phát huy văn hoá truyền thống của dân tộc, trong nhiều năm qua, ngành Giáo dục tỉnh Kon Tum đã đẩy mạnh các hoạt động dạy học gắn với cồng chiêng, múa xoang vào trường học, hầu hết học sinh rất yêu thích và mong muốn phát huy văn hoá truyền thống của dân tộc mình.
Tin mới nhất

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số
Tin cùng chuyên mục

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Thêm nguồn lực để bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer
