Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Thêu đắp vải trổ thủng là “tuyệt kỹ” của bà con dân tộc thiểu số Mông trắng tại xã Y Tý đang được Craft Link khôi phục, lan tỏa mạnh mẽ.
Đa dạng sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa Phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số giúp giữ gìn văn hóa đất nước

Sau gần 10 năm đồng hành khôi phục, phát triển nghề thêu truyền thống của bà con dân tộc thiểu số Mông trắng tại xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, điều mà Công ty Cổ phần Doanh nghiệp xã hội Craft Link mang lại không chỉ là lưu giữ được nét văn hóa riêng biệt mà còn tạo sinh kế, cải thiện đời sống cho bà con. Bà Trần Tuyết Lan - Giám đốc Craft Link đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh nội dung này.

Được biết Craft Link đã triển khai dự án hỗ trợ phát triển nghề thêu truyền thống cho đồng bào dân tộc Mông trắng ở xã Y Tý, xin bà chia sẻ về dự án này?

Năm 2014 được sự hỗ trợ của Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai, chính quyền huyện Bát Xát và xã Y Tý, chúng tôi triển khai dự án phát triển nghề thủ công truyền thống cho nhóm Mông trắng tại xã Y Tý. Khi bắt đầu triển khai dự án, chúng tôi có khảo sát 2 nhóm là nhóm Mông trắng ở Y Tý và nhóm Hà Nhì. Sau khi khảo sát xong, với nguyện vọng của chính quyền xã Y Tý và phù hợp với tiêu chí của dự án nhóm Mông trắng được lựa chọn thực hiện bởi lẽ thu nhập của người dân chủ yếu từ trồng lúa và chăn nuôi, không có thu nhập phụ. Sản phẩm thủ công làm ra chỉ để tiêu dùng hoặc trao đổi với chính những người Mông trắng khác chứ chưa trở thành hàng hoá.

Bà Trần Tuyết Lan
Bà Trần Tuyết Lan- Giám đốc Công ty cổ phần doanh nghiệp xã hội Craft Link. Ảnh TT

Dự án được bắt đầu triển khai với 20 chị, em tham gia, trong đó chỉ có 4-5 người thêu tốt và còn giữ được các kỹ năng truyền thống. Chính những chị, em này trực tiếp truyền dạy cho những người kỹ năng yếu hơn. Từ đó, không chỉ kỹ năng mà văn hoá truyền thống của nhóm được lưu truyền mạnh mẽ hơn.

Cụ thể Craft Link đã tiến hành những hoạt động hỗ trợ gì cho bà con Mông trắng thưa bà?

Trong 2 năm tiến hành dự án, chúng tôi thực hiện nhiều các chuyến tập huấn tại địa phương. Đội ngũ cán bộ của dự án gồm 4 thành viên ở lại địa bàn từ 7-10 ngày tập huấn cho các chị, em.

Thứ nhất về quản lý, giúp nhóm bầu lên Ban quản lý gồm 1 trưởng nhóm, 1 phó nhóm, 1 kế toán, 1 phụ trách quản lý chất lượng sản phẩm và chia trách nhiệm rõ ràng. Cán bộ dự án tập huấn cách điều hành nhóm sao cho hiệu quả, sau khi dự án kết thúc tự Ban quản lý sẽ điều hành nhóm.

Bên cạnh tập huấn về quản lý nhóm, chúng tôi hỗ trợ Ban quản lý quản lý xổ sách chi tiết, như làm kế toán đơn giản; marketing sản phẩm hiệu quả.

Thứ hai, sau khi kết thúc dự án khoảng 2 năm chúng tôi giúp nhóm tham dự các hội chợ trong nước và quốc tế, trực tiếp giới thiệu hàng hóa cũng như kỹ năng và họa tiết truyền thống đến với công chúng. Sản phẩm của nhóm được Craft Link hỗ trợ tiêu thụ trong hệ thống bán lẻ và xuất khẩu.

Sau khi kết thúc dự án vào năm 2016 chúng tôi luôn đồng hành hỗ trợ nhóm đến tận bây giờ bởi thiết kế phát triển sản phẩm là việc không thể ngừng hoặc ngắt đoạn, thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng thay đổi thường xuyên. Cho nên nhóm cần sự trợ giúp thường xuyên trong thiết kế sản phẩm và khi cảm thấy nhóm yếu đi về mặt quản lý, chúng tôi trợ giúp để hoạt động tốt hơn.

Chúng tôi cũng mong muốn trong 1-2 năm tới sẽ xuất bản cuốn sách giới thiệu về kỹ năng truyền thống của nhóm Mông trắng ở Y Tý để lưu giữ cho thế hệ mai sau.

Để có thể bảo tồn nghề thêu truyền thống cũng như tạo sinh kế bền vững cho đồng bào Mông trắng thì thị trường rất quan trọng, Craft Link đã làm gì để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm này, thưa bà?

Khi giới thiệu sản phẩm của các nhóm dân tộc thiểu số, trong đó có nhóm Mông trắng ở Y Tý tới công chúng chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn. Nếu giữ nguyên sản phẩm thì công chúng sẽ chỉ xem theo cách ngưỡng mộ, học hỏi và tìm hiểu chứ không sử dụng. Cái khó của Craft Link là làm thế nào đưa sản phẩm ra thị trường, được thị trường chấp nhận mà vẫn giữ được nét truyền thống. Do vậy, khi tiến hành dự án chúng tôi thường đưa ra phương án thiết kế phù hợp với thị hiếu nhưng vẫn giữ được bản sắc truyền thống của các nhóm.

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng
Trình diễn kỹ thuật thêu đắp vải trổ thủng của bà con dân tộc thiểu số Mông trắng tại Y Tý

Thông thường sẽ có hai mảng sản phẩm, bao gồm: Mảng sản phẩm nhóm có thể hoàn thiện tại địa phương, chúng tôi tập huấn cho nhóm từ khâu cắt, thiết kế, hoàn thiện sản phẩm và có thể marketing luôn tại thị trường địa phương. Đấy là những sản phẩm dành cho thị trường nội địa.

Mảng sản phẩm thiết kế cầu kỳ, tinh xảo và cần sự hỗ trợ của nhóm hoàn thiện đẹp hơn. Những sản phẩm này có thể đưa ra hội chợ trong nước và quốc tế.

Hiện sản phẩm của nhóm Mông trắng ở Y Tý đang được bán tại các cửa hàng khắp Bắc, Trung, Nam và tại các cửa hàng ở sân bay quốc tế để đón du khách đến thăm Việt Nam. Thông qua Craft Link sản phẩm của nhóm cũng được xuất khẩu đi một số nước như EU, Mỹ, Nhật Bản…

Riêng với sản phẩm xuất khẩu, để tăng tính hấp dẫn, chúng tôi luôn giới thiệu câu chuyện đằng sau sản phẩm, như: Sản phẩm được làm ra như thế nào, chất liệu sử dụng ra sao, ý nghĩa của mỗi hoa văn hoạ tiết và cả câu chuyện về cuộc sống của người dân Mông trắng tại Y Tý.

Thưa bà, bằng cách nào Craft Link có thể để lan tỏa rộng rãi câu chuyện đằng sau sản phẩm thủ công truyền thống của bà con ra thị trường quốc tế và thuyết phục được khách hàng?

Chúng tôi có nhiều cách để lan tỏa câu chuyện sản phẩm. Trên trang website, fanpage và hệ thống truyền thông online của Craft Link đều thể hiện rõ thông tin về từng nhóm sản xuất và hoa văn họa tiết sản phẩm của nhóm sản xuất đó. Khách quan tâm đều có thể tìm hiểu rất kỹ về các nhóm đã và đang được hỗ trợ.

Chúng tôi cũng xây dựng các video ngắn về từng nhóm bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, khi đưa sản phẩm ra thị trường sẽ gửi theo các video đó để khách hàng có thể hiểu về sản phẩm và về chính môi trường các nghệ nhân sinh sống.

Những video, thông tin về nhóm chúng tôi cũng đưa vào hệ thống QR code. Chỉ cần vài động tác đơn giản trên điện thoại thông minh khách hàng có thể nhìn thấy hình ảnh, câu chuyện của chính nhóm sản xuất đó.

Sau gần 10 năm đồng hành cùng nhóm Mông trắng bà nhận thấy sự thay đổi như thế nào của bà con?

Đầu tiên là về cuộc sống của bà con cải thiện hơn nhiều. Trước khi tiến hành dự án, bà con nơi đây không có thu nhập gì ngoài trồng trọt và chăn nuôi. Sau 2 năm kết thúc dự án bà con bắt đầu có thu nhập phụ thứ 2 từ nghề thêu truyền thống.

Nhận thức, kỹ năng và nội lực của bà con được nâng lên một tầm mới. Họ học được nhiều kỹ năng mới như quản lý nhóm, kỹ năng quản lý xổ sách.

Đặc biệt vấn đề về giới. Trước kia phụ nữ Mông trắng tiếng nói trong gia đình hầu như không có, phụ thuộc vào người đàn ông. Sau khi được tiếp xúc rộng rãi hơn, giao lưu nhiều hơn thì họ thấy tự hào về chính truyền thống văn hóa, thấy được trao quyền, thấy giá trị bản thân được nâng lên. Từ đó, giúp họ khơi dậy được nội lực, giá trị và sự tự tin.

Trân trọng cảm ơn bà!

Hải Linh

Tin mới nhất

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm là một trong 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12.
Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Lễ mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm nhằm tôn vinh những hạt lúa.
Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Đoàn Thanh Hóa đã “ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, đến nay hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xóa bỏ.

Tin cùng chuyên mục

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân luôn tạo nên cội nguồn của sức mạnh Việt Nam mỗi khi vận mệnh tổ quốc lâm nguy.
Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Việc nắm vững các quy định pháp lý giúp bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra trung tuần tháng 11 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Trong số 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, nhiều giá trị văn hóa đang dần mai một theo thời gian.
Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Nhiều loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân, du khách ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Hàng vạn người dân, du khách đã đến Ninh Thuận vui lễ hội Katê trong không khí đậm sắc màu văn hóa truyền thống đặc trưng đồng bào Chăm.
Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Trong bối cảnh mới, việc phát huy các nguồn lực tôn giáo sẽ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Tối 7/10 đã chính thức khai mạc “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023’’ tại phố đi bộ Hồ Gươm Hà Nội, với chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam Bộ.
Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Áo dài là không chỉ là một trang phục đặc biệt -biểu tượng tự hào của văn hoá Việt Nam mà còn là nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.
Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Việc Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt trở thành dân tộc thiểu số là minh chứng tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Slovakia.
Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động