Làng hoa lan Vi Rơ Ngheo: Bảo tồn văn hoá dân tộc Xơ Đăng để phát triển kinh tế du lịch

Dân tộc thiểu số Xơ Đăng ở Làng hoa lan Vi Rơ Ngheo đã giữ cuộc sống đặc trưng và văn hoá đặc sắc của mình để phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hòa phát huy thế mạnh kinh tế du lịch biển đảo Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023: Xúc tiến kinh tế, du lịch xứ sở “rừng trầm, biển yến”

Làng Vi Rơ Ngheo là một ngôi làng nhỏ nằm ở xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Làng có 63 hộ dân với khoảng 300 nhân khẩu, tất cả đều là người dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Làng Vi Rơ Ngheo được bao quanh bởi những dãy núi rừng nguyên sơ và những thửa ruộng bậc thang xinh đẹp. Làng được biết đến là ngôi làng duy nhất còn giữ được nguyên bản đặc trưng của dân tộc Xơ Đăng theo hướng du lịch cộng đồng.

Làng hoa lan Vi Rơ Ngheo: Bảo tồn văn hoá dân tộc Xơ Đăng để phát triển kinh tế du lịch
Hoa lan được trồng trên hàng rào, trên mái nhà, trên cây cối khắp làng, tạo nên một khung cảnh thanh bình và đẹp đẽ cho Vi Rơ Ngheo.

Làng Vi Rơ Ngheo vừa được UBND tỉnh Kon Tum công nhận là điểm du lịch cộng đồng vào ngày 11/4/2023. Đây là một sự kiện quan trọng, ghi nhận những nỗ lực của người dân làng trong việc phát triển du lịch bền vững, góp phần bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống của dân tộc Xơ Đăng.

Điểm thu hút du khách đến với làng Vi Rơ Ngheo

Khi đến với làng Vi Rơ Ngheo, du khách sẽ được trải nghiệm một không gian sống yên bình, trong lành và sạch đẹp. Những căn nhà gỗ rộng rãi, thoáng mát, được xây dựng theo kiểu truyền thống của người Xơ Đăng, có thể phục vụ cho nhu cầu du lịch homestay của du khách . Nhà rông là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, lễ hội của làng, cũng là nơi tiếp đón và giới thiệu cho du khách về lịch sử, phong tục, tín ngưỡng của người Xơ Đăng .

Làng hoa lan Vi Rơ Ngheo: Bảo tồn văn hoá dân tộc Xơ Đăng để phát triển kinh tế du lịch
Làng Vi Rơ Ngheo được bao quanh bởi những dãy núi rừng nguyên sơ và những thửa ruộng bậc thang xinh đẹp. Làng được biết đến là ngôi làng duy nhất còn giữ được nguyên bản đặc trưng của dân tộc Xơ Đăng theo hướng du lịch cộng đồng.

Một điểm đặc biệt của làng Vi Rơ Ngheo là hoa lan. Làng được mệnh danh là "làng hoa lan" vì ở đây có rất nhiều loại hoa lan quý hiếm và đẹp mắt. Hoa lan được trồng trên hàng rào, trên mái nhà, trên cây cối khắp làng, tạo nên một khung cảnh thanh bình và đẹp đẽ cho Vi Rơ Ngheo. Du khách có thể tham quan, chụp ảnh và mua hoa lan về làm quà.

Theo anh A Hiền – Chủ nhiệm Hợp tác xã du lịch Vi Rơ Ngheo cho biết, điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương khó phát triển các loại cây công nghiệp mang lại kinh tế cao, thời tiết chỉ thích hợp trồng các loại hoa nhất là hoa lan và làm du lịch cộng đồng. Để có được ngôi làng “đặc trưng” toàn hoa lan như hiện tại, anh và bà con trong làng phải mất vài năm ươm trồng.

“Hiện toàn thôn trồng được khoảng 1.000 chậu hoa lan, trong đó phần nhiều là giống hoa địa lan. Hoa lan được người dân trong làng trồng thành hàng rào bao quanh nhà và trang trí trước cổng. Những giống hoa lan này thường nở vào cuối năm trước kéo dài đến tháng 5 của năm sau, vì vậy khi vào mùa hoa nở là hàng nghìn chậu hoa lan trong thôn đua nhau khoe sắc, rất là đẹp.” – anh A Hiền chia sẻ thêm.

Ngoài ra, du khách còn có thể thưởng thức các món ăn đặc sản của người Xơ Đăng như: cơm lam, gà nướng lá chuối, cá suối nướng tre, rượu cần... Du khách cũng có thể tham gia các hoạt động nông nghiệp như: gieo cấy, thu hoạch lúa, hái trái cây... hay các hoạt động giải trí như: đi bộ trong rừng, câu cá ở suối, chơi các trò chơi dân gian... Du khách sẽ được cảm nhận sự thân thiện, hiếu khách và vui vẻ của người dân làng.

Theo ông Phạm Văn Thắng – Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Plông, huyện xác định du khách đến làng Vi Rơ Ngheo ngoài trải nghiệm và cảm nhận về phong cảnh, những nét độc đáo của làng, thì về ẩm thực phục vụ du khách phải là những đặc sản do chính người dân nơi đây làm.

“Chính vì vậy, chúng tôi xây dựng từng nhóm hộ nhỏ để làm du lịch, ví dụ như nhóm trồng rau, nhóm hộ nuôi gia súc, gia cầm để phục vụ du khách, hay nhóm chuyên đi lấy cá suối, cá sông… nhằm tạo nên sự gắn kết cùng nhau phát triển dịch vụ du lịch trong làng.” – ông Thắng nói.

Nâng tầm, phát triển du lịch cộng đồng làng Vi Rơ Ngheo

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Plông Phạm Văn Thắng, việc được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch cộng đồng là một cơ hội để làng phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt, đây là ngôi làng dân tộc thiểu số thứ 2 của huyện được công nhận là điểm du lịch sau làng Kon Pring (thị trấn Măng Đen). Điều này đã đi đúng định hướng phát triển các sản phẩm du lịch của địa phương.

Làng hoa lan Vi Rơ Ngheo: Bảo tồn văn hoá dân tộc Xơ Đăng để phát triển kinh tế du lịch
Anh A Hiền – Chủ nhiệm Hợp tác xã du lịch Vi Rơ Ngheo giới thiệu cho du khách về các loại hoa lan được trồng tại nhà.

Từ năm 2019 huyện Kon Plông đã xác định quy hoạch làng Vi Rơ Ngheo vào Nghị quyết HĐND huyện để xây dựng làng du lịch cộng đồng “nguyên bản” và lên các kế hoạch rất chi tiết.

Cụ thể, chỉnh trang lại ngôi làng, nhà cửa phải sắp xếp lại, đường sá được đầu tư bê tông hóa. Tổ chức vận động bà con làm từng ngôi nhà, từng cái ngõ, từng cái cổng và từng vườn lan… để bố trí được cái không gian như ngày hôm nay. Phục dựng lại toàn bộ giá trị văn hóa bị mai một như cồng chiêng, những vật dụng sinh hoạt của bà con, rồi bảo tồn những kho lúa, những cánh đồng. Đưa nhưng người đứng đầu đi học hỏi kinh nghiệm các mô hình làm du lịch cộng đồng đã thành công ở các tỉnh, thành để về triển khai áp dụng phù hợp với ngôi làng của mình.

Về phía Hợp tác xã du lịch Vi Rơ Ngheo cũng đã lên kế hoạch nhân giống địa lan ở 5 ngọn đồi xung quanh làng, nhằm tạo cảnh quan sinh thái thu hút khách du lịch về với làng hoa Vi Rơ Ngheo để trải nghiệm.

“Những đồi hoa, rừng hoa với đầy đủ các loại hoa như địa lan, hoa đỗ quyên, hoa mua, hoa sim... được người dân bảo vệ nghiêm lắm không một ai được nhổ trộm, hoặc bán hoa ra bên ngoài. Hoa phát triển tự nhiên trong rừng. Chỉ địa lan là người dân trồng dọc lối lên. Sau này, chúng sẽ tự sinh để hình thành cả vùng hoa khoe sắc.” – anh A Hiền kỳ vọng.

Làng Vi Rơ Ngheo hiện đã thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước. Nhiều du khách đã để lại những lời khen ngợi và mong muốn quay lại với làng. Làng Vi Rơ Ngheo không chỉ là một điểm đến du lịch cộng đồng độc đáo mà còn là một minh chứng cho sự gắn kết và phát triển của người Xơ Đăng.

Xuân Huy

Tin mới nhất

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm là một trong 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12.
Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Lễ mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm nhằm tôn vinh những hạt lúa.
Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Đoàn Thanh Hóa đã “ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, đến nay hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xóa bỏ.

Tin cùng chuyên mục

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân luôn tạo nên cội nguồn của sức mạnh Việt Nam mỗi khi vận mệnh tổ quốc lâm nguy.
Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Việc nắm vững các quy định pháp lý giúp bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra trung tuần tháng 11 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Trong số 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, nhiều giá trị văn hóa đang dần mai một theo thời gian.
Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Nhiều loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân, du khách ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Hàng vạn người dân, du khách đã đến Ninh Thuận vui lễ hội Katê trong không khí đậm sắc màu văn hóa truyền thống đặc trưng đồng bào Chăm.
Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Trong bối cảnh mới, việc phát huy các nguồn lực tôn giáo sẽ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Tối 7/10 đã chính thức khai mạc “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023’’ tại phố đi bộ Hồ Gươm Hà Nội, với chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam Bộ.
Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Áo dài là không chỉ là một trang phục đặc biệt -biểu tượng tự hào của văn hoá Việt Nam mà còn là nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.
Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Việc Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt trở thành dân tộc thiểu số là minh chứng tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Slovakia.
Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động