“Những bước chân vì cộng đồng” dự kiến sẽ xây thêm 5 nhà văn hóa cộng đồng
Dân tộc - Văn hóa Thứ sáu, 03/03/2023 - 15:41
Ngày 3/3, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp phát động Chặng 9 chương trình đi/chạy bộ trực tuyến “Những bước chân vì cộng đồng” tại tỉnh Lạng Sơn.
![]() |
Chặng 9 “Những bước chân vì cộng đồng” sẽ diễn ra từ 3/3 – 26/3/2023 |
Sau đó, các vận động viên trên cả nước có thể truy cập website sacombankrunnersclub.com hoặc ứng dụng Sacombank Runners để tham gia Chặng 9, cổng đăng ký sẽ mở và ghi nhận kết quả đến hết ngày 26/3/2023.
Tương tự các chặng trước, chặng 9 không giới hạn đối tượng tham dự và không quy định cự ly đăng ký, các vận động viên có thể đi hoặc chạy bộ, chỉ cần tốc độ trung bình đạt từ 4 phút/km đến 20 phút/km. Mục tiêu của chặng là đạt ít nhất 1 triệu km đi/chạy bộ, tương ứng kinh phí 1 tỷ đồng góp xây dựng nhà văn hóa cộng đồng cho dân tộc Bố Y tại tỉnh Hà Giang.
![]() |
Ông Nguyễn Thế Huy - Giám đốc Sacombank chi nhánh Lạng Sơn (bìa phải) đại diện trao biểu trưng 1 tỷ đồng ủng hộ xây dựng nhà văn hóa cho cộng đồng người dân tộc thiểu số Bố Y, tỉnh Hà Giang |
Qua 8 chặng, chương trình đã thu hút hơn 42.000 vận động viên đăng ký tham gia, trong đó trung bình mỗi chặng có hơn 10.000 vận động viên tham gia đi/chạy bộ. Đến nay, hơn 5,1 triệu km đã được các vận động viên “góp bước chân” gây quỹ xây dựng nhà cộng đồng cho đồng bào các dân tộc thiểu số ít người, gồm: Dân tộc Chứt (Quảng Bình); dân tộc Lô Lô (Cao Bằng); dân tộc La Ha (Sơn La); dân tộc Pà Thẻn (Tuyên Quang); dân tộc Cờ Lao (Hà Giang); dân tộc Mảng, Lự và La Hủ (Lai Châu).
![]() |
Sacombank cũng trao 20 suất quà cho những gia đình chính sách trên địa bàn các xã biên giới, tỉnh Lạng Sơn |
Chương trình “Những bước chân vì cộng đồng” được Sacombank và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phát động từ năm 2020 trên quy mô toàn quốc nhằm đẩy phong trào tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. Đồng thời, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng của cán bộ, nhân viên Sacombank nói riêng, cũng như thanh niên cả nước nói chung trong việc chăm lo, đồng hành cùng cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Việt Nam; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Tin mới nhất

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số
Tin cùng chuyên mục

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Thêm nguồn lực để bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer
