PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ: Khai thác nét đẹp văn hóa dân tộc để phát triển kinh tế địa phương

Sở hữu kho tàng di sản văn hóa đặc sắc và đa dạng, các địa phương Tây Nam bộ đang phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong thu hút du lịch.
Văn hóa dân tộc - Sức mạnh, niềm tự hào của mỗi người dân Việt PGS. TS. Bùi Hoài Sơn: Khai thác giá trị của dân tộc để không là bản sao mờ của một nền văn hóa khác Phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Lự, tỉnh Lai Châu

Lễ hội là một trong những loại hình di sản văn hóa phi vật thể quan trọng của Việt Nam nói chung và khu vực Tây Nam bộ nói riêng. Nhưng làm thế nào để vừa bảo tồn, vừa phát huy các giá trị, tiềm năng và lợi thế để lễ hội trở thành một trong những sản phẩm góp phần vào việc phát triển kinh tế địa phương? Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ - Trưởng khoa Văn hóa học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh) về vấn đề này.

Xin ông cho biết những nét đặc sắc trong văn hóa, tín ngưỡng tại khu vực Tây Nam bộ?

Có thể nói văn hóa Nam bộ là sự kéo dài và sự thay đổi theo hướng địa phương hóa của văn hóa Việt Nam. Về cơ bản thì văn hóa ở Nam bộ vẫn được xây dựng trên nền tảng của văn hóa người Việt, nhóm nhân vật chủ thể. Tuy nhiên, với điều kiện tự nhiên và sự đa dạng trong tộc người khiến văn hóa Nam bộ có sự địa phương hóa, điều này tạo nên tính đa dạng.

Sự đa dạng trong văn hóa tộc người giúp khu vực này cũng đa dạng về tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán và lễ hội. Điều đặc biệt ở văn hóa Nam bộ là trên trục văn hóa người Việt thì các dòng văn hóa khác vận động, giao lưu, tích hợp vào nhau, tạo nên phong thái văn hóa Nam Bộ rất đa dạng nhưng vẫn thống nhất với văn hóa toàn quốc. Đồng thời cũng thể hiện được sự dung hòa, tính cởi mở và đặc biệt gắn kết các thành viên, các cộng đồng từ nhiều vùng đất khác để cùng hòa chung vào niềm vui chung của các cộng đồng dân tộc và tổng thể văn hóa Nam Bộ.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ: Khai thác nét đẹp văn hóa dân tộc để phát triển kinh tế địa phương
PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ

Sự đa dạng trong văn hóa, tín ngưỡng, các lễ hội đã đóng góp như thế nào vào sự phát triển kinh tế của vùng, thưa ông?

Hiện nay chính quyền các địa phương cũng rất quan tâm đến việc là bảo tồn nguồn di sản văn hóa này. Tuy nhiên, để có thể duy duy trì được và phát huy tính hiệu quả của nó thì phải gắn liền với trục phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch. Có thể thấy, một số lễ hội hiện nay đang được gắn sâu với kế hoạch phát triển kinh tế du lịch của các địa phương như Lễ hội bà chúa Xứ núi Sam, lễ hội Nghinh Ông ở Phan Thiết, lễ hội Nghinh Ông ở Cần Giờ, lễ hội bà Thiên Hậu ở Bình Dương… và rải rác khắp miền Tây Nam bộ cũng có những lễ hội như vậy. Những lễ hội này đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của kinh tế địa phương. Bởi khi đến các lễ hội, du khách sẽ chi tiêu nhiều hơn cho các hoạt động mua sắm, từ đó góp phần giúp các sản phẩm làng nghề, sản phẩm công nghiệp địa phương cũng phát triển theo.

Trong tương lại, tôi tin rằng, những giá trị này sẽ tiếp tục đồng hành cùng các kế hoạch phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là kinh tế du lịch.

Một số địa phương như Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng… là nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống. Theo ông, thời gian qua việc gìn giữ, phát huy những nét văn hóa này trong sự phát triển kinh tế địa phương như thế nào?

Ở một số địa phương Tây Nam Bộ có đặc trưng của văn hóa tộc người, đặc biệt là dải đất ven biển từ Sóc Trăng xuống đến Bạc Liêu, Cà Mau. Các dân tộc, cộng đồng dân tộc Khmer ở An Giang kéo dài xuống Rạch Giá, Hà Tiên… chính là nét đặc sắc của văn hóa Nam bộ.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ: Khai thác nét đẹp văn hóa dân tộc để phát triển kinh tế địa phương
Lễ hội Bà chúa Xứ núi Sam tại An Giang

Chính sách về phát triển văn hóa truyền thống và ngôn ngữ mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số đã rất phát huy tác dụng tại các cái địa phương này. Thực tế thời gian qua, các chính sách quản lý văn hóa tại địa phương, chính sách thúc đẩy con em đồng bào dân tộc có thể học tập ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và cộng đồng địa phương có thể gìn giữ và phát huy cái truyền thống của mình thông qua các hoạt động lễ, tết và lễ hội những năm gần đây rất hiệu quả.

Chính vì thế, các cái hoạt động lễ, tết, lễ hội gắn liền với văn hóa dân tộc Khmer đó càng ngày càng đi vào quy củ và phát huy tác dụng, đặc biệt là người dân được nhịp để thể hiện năng lực sáng tạo văn hóa của mình và thu hút rất nhiều khách du lịch.

Hiện nay, nhiều du khách đã tìm đến đến đồng bằng sông Cửu Long tìm đến với cộng đồng người Khmer để thể hiện cái sự mến mộ, sự ngưỡng mộ hoặc là sự yêu thích và tận hưởng những hoạt động văn hóa, lễ hội.

Trong tương lai thì trong tương lai nếu chúng ta làm tốt hơn lĩnh vực truyền thông và đẩy mạnh cái việc là trao quyền văn hóa cho cộng đồng người Khmer, họ được sáng tạo nhiều hơn thì tôi tin rằng các hoạt động này sẽ sống mãi với truyền thống văn hóa người Khmer nói riêng và truyền thống văn hóa Nam Bộ nói chung.

Trong thời gian tới, các địa phương cần làm gì để tiếp tục gìn giữ, phát huy những nét văn hóa riêng đồng thời tăng cường vai trò của những lễ hội này trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, thưa ông?

Để gìn giữ, phát huy những nét văn hóa riêng đồng thời tăng cường vai trò của những lễ hội trong phát triển kinh tế, các địa phương cần gắn kế hoạch phát triển văn hóa với phát triển kinh tế xã hội địa phương trong giai đoạn 2020 – 2030, định hướng đến năm 2050.

Theo đó, các địa phương thực sự phải quan tâm, phải đưa vào trong chính sách phát triển phát triển vốn con người vốn văn hóa. Đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số để cổ vũ tinh thần đồng bào dân tộc, để họ có động lực sáng tạo và gìn giữ truyền thống văn hóa. Từ đó tạo ra những sản phẩm, những lễ hội để tiếp tục phát huy trong phát triển kinh tế du lịch.

Đồng thời quan tâm hơn về cơ chế, chính sách và nguồn kinh phí để đồng bào dân tộc tiếp tục sáng tạo văn hóa. Tuy nhiên để lễ hội đạt được những giá trị không chỉ về kinh tế mà còn phải đảm bảo tính nguyên bản của lễ hội, tôn trọng những người dân địa phương… cần chú ý nhiều hơn đến sự tham dự của cộng đồng trong các lễ hội. Ngoài ra là những yếu tố đảm bảo về môi trường.

Xin cảm ơn ông!

Hà Linh (thực hiện)

Tin mới nhất

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm là một trong 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12.
Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Lễ mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm nhằm tôn vinh những hạt lúa.
Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Đoàn Thanh Hóa đã “ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, đến nay hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xóa bỏ.

Tin cùng chuyên mục

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân luôn tạo nên cội nguồn của sức mạnh Việt Nam mỗi khi vận mệnh tổ quốc lâm nguy.
Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Việc nắm vững các quy định pháp lý giúp bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra trung tuần tháng 11 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Trong số 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, nhiều giá trị văn hóa đang dần mai một theo thời gian.
Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Nhiều loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân, du khách ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Hàng vạn người dân, du khách đã đến Ninh Thuận vui lễ hội Katê trong không khí đậm sắc màu văn hóa truyền thống đặc trưng đồng bào Chăm.
Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Trong bối cảnh mới, việc phát huy các nguồn lực tôn giáo sẽ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Tối 7/10 đã chính thức khai mạc “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023’’ tại phố đi bộ Hồ Gươm Hà Nội, với chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam Bộ.
Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Áo dài là không chỉ là một trang phục đặc biệt -biểu tượng tự hào của văn hoá Việt Nam mà còn là nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.
Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Việc Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt trở thành dân tộc thiểu số là minh chứng tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Slovakia.
Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động