Thêm nguồn lực để bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer
Dân tộc - Văn hóa Thứ bảy, 19/08/2023 - 17:24
Múa rom vong, món ăn tinh thần của dân tộc Khmer Sóc Trăng: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Khmer |
Nhộn nhịp lớp học tiếng dân tộc
Tiếng nói, chữ viết của mỗi dân tộc luôn giữ vai trò rất quan trọng trong việc làm phong phú thêm nền văn hóa của mỗi quốc gia. Tại các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, những năm qua các ngành, các cấp luôn chú trọng việc gìn giữ tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Khmer. Qua đó, góp phần bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Khmer và sự đa dạng văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Điển hình như tại Cà Mau, thời gian qua, các hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cà Mau được tạo điều kiện về cơ chế và hỗ trợ về kinh phí để giữ gìn, phát huy. Dịp hè năm 2023, các địa phương đã triển khai thực hiện tổ chức dạy và học chữ Khmer, chữ Hoa, góp phần bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo đó, việc tổ chức dạy và học chữ Khmer được tổ chức tại các điểm chùa, salatel, các điểm trường và gia đình hộ dân trong vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và được bà con đồng bào dân tộc Khmer đồng tình hưởng ứng.
Trong 2 tháng hè, Cà Mau đã triển khai thực hiện tại 18 điểm dạy, với 27 lớp, đã thu hút 481 học sinh theo học. Tập trung nhiều nhất ở các huyện Đầm Dơi, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, ông Nguyễn Việt Bắc cho biết: Dịp hè hàng năm, trên địa bàn xã đều tổ chức các lớp dạy chữ Khmer cho con em đồng bào dân tộc Khmer. Hè năm nay, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, xã tổ chức được 2 điểm dạy chữ Khmer ở Chùa Rạch Giồng và Trường tiểu học Hồ Thị Kỷ B. Đặc biệt, tại điểm dạy Chùa Rạch Giồng, các sư, Ban quản trị, Ban hoằng pháp chùa đã hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều về cơ sở vật chất, tạo điều kiện để các em trong khu vực được thuận lợi học tập.
Qua khảo sát nắm thông tin, tại các điểm dạy này, ngoài con em đồng bào dân tộc Khmer theo học còn có học sinh là người Kinh. Điều này cho thấy, việc học chữ Khmer trong cộng đồng ngày càng được quan tâm. Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con đồng bào dân tộc Khmer quan tâm, tạo điều kiện cho con em theo học chữ viết, tiếng nói của dân tộc mình. Tiếp tục khảo sát, nắm tình hình để tham mưu các cấp có thẩm quyền quan tâm triển khai mở thêm các lớp dạy chữ Khmer, góp phần gìn giữ ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào dân tộc Khmer.
![]() |
Nhiều lớp học Khmer được các chùa mở ra trong dịp hè. Ảnh minh họa |
Tương tự, tại An Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước cho biết, những năm qua, cùng với chế độ, chính sách chung, tỉnh còn huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số trong việc mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, tặng quà, tập, sách, xe đạp… nhằm tạo điều kiện tối đa cho học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn được đến trường. Đồng thời, duy trì việc dạy tiếng đối với vùng có nhiều học sinh dân tộc thiểu số (Chăm, Khmer), góp phần giảm tình trạng bỏ học đối với con em vùng dân tộc thiểu số, duy trì tiếng mẹ đẻ… Hiện trên địa bàn An Giang có 19 trường thực hiện, với 172 lớp, 4.254 học sinh. Theo sư cả Chau Biêu (chùa TRo-Peang-Trao), ngoài tập trung vào dịp hè, chùa còn tổ chức học tiếng Khmer vào buổi tối (từ 18 - 19 giờ hàng ngày), tạo điều kiện cho trẻ em, bà con trong vùng đến học.
Tại tỉnh Sóc Trăng, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhiều nhất cả nước, những năm qua, cứ vào dịp hè là nhiều ngôi chùa Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói chung và thị xã Vĩnh Châu nói riêng lại mở nhiều lớp dạy chữ Khmer, thu hút đông đảo học sinh, con em phật tử tham gia học.
Đại đức Lý Phét - Trụ trì chùa Serey Kandal cho biết, so với những năm trước, mùa hè năm nay số lượng các em đến chùa học chữ Khmer tăng gấp đôi. Do đó, nhà chùa cũng bố trí phòng học, sắp xếp thời gian, chia lớp học cho phù hợp theo từng lứa tuổi để giúp các em dễ học và tiếp thu. Việc chăm lo dạy chữ Khmer cho con em phật tử là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, giúp giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc.
Cần chuẩn hóa chương trình tiếng dân tộc
Để giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc, nhiều năm qua, các địa phương đã đưa chương trình dạy môn tiếng Khmer vào trường học. Tuy nhiên, việc giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số tại các địa phương vẫn gặp nhiều khó khăn. Không chỉ là thiếu cơ sở vật chất, mà thiếu sách, giáo trình thống nhất, ngay cả giáo viên dạy tiếng Khmer ở một số trường cũng chưa đạt chuẩn đào tạo, phần lớn chỉ tham dự các lớp chuyên đề, bồi dưỡng ngắn hạn.
Cùng với đó, theo lãnh đạo tỉnh An Giang, cần có bộ sách dạy tiếng Khmer, Chăm theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng nhu cầu học cho con em đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung tài liệu dạy học cần chú trọng đến vốn văn học dân gian, văn học viết của dân tộc thiếu số Khmer và Chăm; việc xây dựng nội dung học liệu cần có hướng mở để các địa phương vận dụng linh hoạt trong tổ chức giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số.
Còn ở Sóc Trăng, theo ông Danh Hoàng Nguyên, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng, để tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác dạy và học chữ cho học sinh dân tộc thiểu số, ngành Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng phối hợp với Ban Dân tộc trình Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày 6/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách đặc thù hỗ trợ người dạy tiếng và chữ Khmer vào dịp Hè; tiếng và chữ Hoa tại các trường ngoài công lập trên địa bàn tỉnh. Sau 3 năm thực hiện, Sóc Trăng đã chi hơn 3,2 tỷ đồng hỗ trợ theo Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND. Trong thời gian tới, ngành Giáo dục Sóc Trăng sẽ tham mưu với tỉnh tiếp tục có chính sách ưu đãi, hỗ trợ phù hợp đối với người dạy chữ và tiếng của đồng bào dân tộc.
Tin mới nhất

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số
Tin cùng chuyên mục

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

78 năm Cách mạng Tháng Tám: Tự hào về quá khứ và trách nhiệm với tương lai của đất nước
