Về bản Hang hít thở không khí trong lành, thưởng thức điệu Khặp của cô gái Thái

Bản Hang đang trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách, bởi không khí trong lành, thỏa thích ngắm ruộng bậc thang và chìm đắm trong điệu Khặp của cô gái Thái.
Lễ hội Mường Xia, nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa Bản Mạ - điểm du lịch cộng đồng của người Thái ở Thanh Hóa “hút” khách du lịch

Bản Hang nằm phía Đông của xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 145km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 15 và quốc lộ 47. Bản Hang nằm trong vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, bởi vậy nơi đây có một hệ động thực vật độc đáo, có đặc điểm tự nhiên đa dạng và phong phú.

Về bản Hang hít thở không khí trong lành, thưởng thức điệu Khặp của cô gái Thái
Bản Hang tuyệt đẹp vào mùa lúa chín

Được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu nhiệt đới gió mùa, tạo cho bản Hang giữ được những nét hoang sơ của tự nhiên. Nhìn từ trên cao, bản Hang hiện ra như một sự hòa quyện hài hòa rất riêng biệt. Những cảnh quan này tạo ra những điểm hấp dẫn cho du khách ngắm cảnh, dã ngoại leo núi khám phá vùng đất nơi đây.

Bản Hang không chỉ có nét đẹp nguyên sơ, gần gũi với thiên nhiên, mà đến đây, du khách còn được đón tiếp nồng hậu bởi sự thân thiện, mến khách của người Thái. Bởi vậy, những năm gần đây, bản Hang đang trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai ưa thích sự bình yên, khám phá.

Về bản Hang hít thở không khí trong lành, thưởng thức điệu Khặp của cô gái Thái
Nếp nhà sàn đơn sơ của người Thái

Đến với bản Hang vào những ngày cuối tháng giêng, khung cảnh nơi đây như được phủ lên một lớp sương mờ mờ, ảo ảo. Tiếng nước suối róc rách như thì thầm bên tai chuyện về một xứ sở hạnh phúc không một chút ồn ào, xô bồ và lắng đọng.

Du khách đến với bản Hang như bước vào một thế giới khác, cởi bỏ tất cả những ưu phiền, toan tính, căng thẳng. Được thả hồn vào không khí trong lành, ngắm nhìn những bậc thang lúa chín vàng óng, xung quanh là những ngôi nhà sàn mang đặc trưng riêng của đồng bào dân tộc Thái.

Bản Hang còn có những điều rất đặc biệt, con suối chảy qua bản Hang, nước lên theo giờ. Có khi đang khô khốc, nhưng chỉ phút chốc suối lại đầy nước trong xanh mời gọi những cô gái dân tộc Thái, da trắng bóc rủ nhau xuống suối tắm, gội đầu.

Về bản Hang hít thở không khí trong lành, thưởng thức điệu Khặp của cô gái Thái
Suối nước lên theo giờ mời gọi cô gái Thái xuống tắm

Hút hồn hơn khi những cô gái Thái ngồi bên dòng suối, cất lên giọng cao vút ngân khúc hát Khặp, khiến du khách như lạc đường về. Bởi hát Khặp là một hình thức dân ca mang nội dung rất phong phú về lịch sử, dân tộc với những quan niệm tín ngưỡng của người Thái về cuộc sống và con người. Khặp Thái còn là cái tình sâu sắc đối với quê hương đất nước, là những lời cầu mong hạnh phúc, những lời khuyên bảo, nhắn nhủ nhau giữ gìn nương rẫy. Khặp Thái có nhiều bài miêu tả, kể chuyện kéo gỗ, đắp đập... giao duyên với tinh thần say sưa lao động và chiến thắng thiên nhiên.

Về bản Hang hít thở không khí trong lành, thưởng thức điệu Khặp của cô gái Thái
Điệu Khặp Thái làm du khách đắm say

Sau những giây phút khám phá thiên nhiên quanh bản, du khách sẽ được phục vụ nước ngâm chân bằng lá thuốc do người Thái hái ở trên rừng. Một cảm giác vô cùng thư thái. Khó cưỡng hơn, du khách được thưởng thức những món ăn mang bản sắc của đồng bào dân tộc Thái như: xôi đủ màu, cơm lam, rượu, bánh chưng, cá muối, cá chua… cộng với rượu cần, rượu siêu hông giữa núi rừng thật là thi vị, khó quyên. Khi lửa đã nổi, lâng lâng trong men rượu, du khách sẽ đứng lên cùng với người dân bản địa múa Chá Chiêng, nhảy sạp, hát vang để khi trở về sẽ tràn đầy năng lượng sống.

Về bản Hang hít thở không khí trong lành, thưởng thức điệu Khặp của cô gái Thái
Nước ngâm chân của người Thái với các vị thuốc lá rừng, nâng cao sức khỏe sau những giờ trải nghiệm.

Chủ tịch HĐND xã Phú Lệ Hà Văn Khánh cho biết: Những năm gần đây, do phong cảnh hữu tình, gần gũi với thiên nhiên, con người thân thiện nên bản Hang trở thành điểm đến của rất nhiều du khách, nhất là khách nước ngoài. Nắm bắt được sự phát triển của loại hình du lịch cộng đồng Homstay, các hộ trong bản được tập huấn một số kỹ năng, đầu tư cơ sở lưu trú, ăn uống để phục vụ du khách. Trung bình mỗi năm có khoảng 1.500 lượt khách tới tham quan, lưu trú. Sau khi tham quan, thắp nén tâm nhang cho 11 nữ thanh niên xung phong hy sinh tập thể tại Di tích quốc gia Hang Co Phương thì các đoàn khách sẽ tới bản Hang.

Về bản Hang hít thở không khí trong lành, thưởng thức điệu Khặp của cô gái Thái
Du khách nước ngoài thưởng thức những món ăn bản địa của đồng bào dân tộc Thái

Theo chính quyền địa phương, thời điểm đẹp nhất ngắm bản Hang là tháng 4 và tháng 10 vào mùa gặt. Khi đó, khách phải liên hệ đặt trước với các chủ Homstay. Thu nhập của người dân cũng từ đó được nâng lên, bản hầu như không còn hộ nghèo, cận nghèo. Năm 2020 bản Hang được UBND huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Với vẻ đẹp hoang sơ, không khí trong lành, sự mếm khách, những món ăn đậm đà bản sắc của đồng bào dân tộc Thái và đặc biệt là điệu Khặp của những cô gái Thái…sẽ là điểm dừng chân lý tưởng của du khách thập phương.

Hoàng Minh

Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Với vai trò là bộ kinh tế đa ngành, thời gian qua, bên cạnh công tác chuyên môn, Bộ Công Thương đã nỗ lực xây dựng và triển khai các chương trình, đề án phát tr
Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Đề án phát triển ngành Halal đề ra định hướng mang tầm quốc gia về huy động nguồn lực phát triển ngành này một cách bài bản, chuyên nghiệp, toàn diện.
Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Tận dụng mọi cơ hội để quảng bá sản phẩm, hàng hoá thương hiệu Việt tới bạn bè quốc tế là phương châm hoạt động của các Tham tán thương mại Việt Nam.
Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Trong nhiều năm qua, vấn đề "nhân quyền" và "phát triển con người" ở Việt Nam thường xuyên bị các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc, chống phá.
Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam

Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam

Dù ở thời kỳ lịch sử nào, Việt Nam cũng luôn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyềm biển đảo và đã đạt được nhiều dấu ấn đáng tự hào.

Tin cùng chuyên mục

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Tăng trưởng tín dụng và hoạt động ngân hàng ở khu vực Tây Nguyên chưa được như kỳ vọng và cần có những giảii pháp cụ thể cho vấn đề này.
Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Từ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào Khmer đã vươn lên thoát nghèo, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Cùng với việc triển khai các chương trình hỗ trợ bán hàng đa kênh, đối với khu vực miền núi, việc phát triển hạ tầng logistics là rất cần thiết và quan trọng.
Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Không chỉ là thành phố kinh tế năng động, TP. Hồ Chí Minh còn hội tụ văn hóa 54 dân tộc anh em; có nhiều người nước ngoài từ các quốc gia khác đến sinh sống...
Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Không chỉ định danh ở thị trường trong nước mà nhiều thương hiệu đã vươn mình trở thành niềm tự hào Việt Nam khi khẳng định được vị thế ở nước ngoài.
Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, xây dựng chợ miền núi, chợ vùng dân tộc phải gắn với du lịch và lan toả văn hoá để nâng cao hiệu quả.
Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Với vị trí địa lý thuận lợi, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, tỉnh Yên Bái hiện là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Niềm tin và tự hào đã thúc đẩy Detech Coffee xây dựng và đưa thương hiệu cà phê của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Sơn La tới người tiêu dùng.
Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai xác định thúc đẩy sản xuất kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua kết nối cung cầu các sản phẩm vùng miền, kết nối giao thương.
Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Cùng với triển khai các chính sách về phát triển kinh tế, đồng bào dân tộc tại Sà Phìn (Hà Giang) đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường từng bước thoát nghèo.
Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Được ví như “viên ngọc xanh” của Đông Bắc, tỉnh Cao Bằng hấp dẫn du khách không chỉ bởi non nước hữu tình mà còn bởi nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc.
Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

TS. Chu Xuân Giao, Viện Nghiên cứu Văn hoá, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam chia sẻ về giải pháp khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc
Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Phú Thọ xác định khai thác có hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa; phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh phát triển hàng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Phiên chợ nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tôn vinh bản sắc văn hóa vùng miền, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Ngãi.
Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Bà Bế Hồng Vân - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc chia sẻ giải pháp đưa giá trị văn hoá vào sản xuất tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc
Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Việc gắn giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giúp sản phẩm dễ dàng được tiêu thụ trong và ngoài nước.
Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Chọn khởi nghiệp từ sản phẩm chè Suối Giàng của miền núi Yên Bái, Hợp tác xã hệ sinh thái du lịch Suối Giàng đã hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho bà con.
Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Những thập niên gần đây, giới khoa học trong nước, quốc tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong nghiên cứu về Hội An và hệ thống thương cảng Việt Nam.
Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Việc nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam giữ vai trò quan trọng hàng đầu để hiện thực hóa khát vọng phát triển của đất nước.
Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững

Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững

Hội LH Phụ nữ xã Bản Liền đã tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên phụ nữ trên địa bàn tìm hướng làm ăn phù hợp, giảm nghèo bền vững.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động