Giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong đời sống đương đại

Trang phục truyền thống dân tộc thiểu số có nhiều biến đổi, cả tích cực và tiêu cực. Việc giữ gìn trang phục truyền thống trong đời sống đương đại cần hài hòa.
Trang phục truyền thống dân tộc Cor: Sáng tạo, thẩm mỹ và gần gũi với thiên nhiên Trình diễn sắc màu trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số

Trang phục, giá trị văn hóa đặc trưng của tộc người

Trước xu hướng tất yếu của bảo tồn và sự phát triển trang phục truyền thống trong xã hội hiện nay, Tiến sĩ Nguyễn Thị Song Hà, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phân tích: Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số chứa đựng nhiều giá trị về mặt xã hội tộc người. Mỗi một tộc người trong quá trình phát triển của mình đã tạo dựng nên cho mình những bộ trang phục mang nét riêng, độc đáo, chứa đựng các giá trị văn hóa truyền thống, thế giới quan, nhân sinh quan, lối sống của tộc người.

Giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong đời sống đương đại
Thông qua bộ trang phục truyền thống có thể dễ dàng nhận biết thành phần dân tộc

Thông qua bộ trang phục truyền thống có thể dễ dàng nhận biết thành phần dân tộc. Trong đó, y phục nữ được coi là điểm nổi bật nhất, bởi mỗi nhóm địa phương của mỗi dân tộc thường có những nét riêng từ cách phối màu sắc, trang trí hoa văn,... đến cách đo và cắt tạo dáng, may khâu, trang điểm,... không chỉ thể hiện đức tính cần cù, tỷ mỉ, khéo léo của người phụ nữ, mà còn phản ánh sự giàu có của hiện tượng văn hóa tộc người với các nghệ thuật trang trí như dệt, nhuộm sắc màu, táp vải, thêu thùa, trang trí hoa văn... Nhìn vào các bộ trang phục truyền thống chúng ta sẽ thấy được các giá trị văn hóa đặc trưng của tộc người.

Giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong đời sống đương đại
Mỗi dân tộc thường có những nét riêng từ cách phối màu, trang trí hoa văn

Để làm ra bộ trang phục, những người phụ nữ phải thực hiện hầu hết các công đoạn, từ trồng cây bông lấy quả, chế biến bông thành sợi, dàn sợi, dệt thành vải. Tùy thuộc vào sở thích, quy định về trang trí hoa văn theo văn hóa mà mỗi tộc người lại có cách pha màu, nhuộm màu... từ các lá cây rừng. Từ những mảnh vải nhiều màu sắc, bằng đôi bàn tay khéo léo, những người phụ nữ người dân tộc thiểu số đã tạo ra những bộ trang phục truyền thống theo cách của dân tộc mình.

Giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong đời sống đương đại
Bằng đôi bàn tay khéo léo, những người phụ nữ người dân tộc thiểu số đã tạo ra những bộ trang phục truyền thống theo cách của dân tộc mình

Từ trong truyền thống cho đến nay, nhiều bộ trang phục, nhất là trang phục nữ, trang phục của cô dâu ngày cưới của nhiều dân tộc thiểu số đã sáng tạo cho mình những bộ trang phục đầy ấn tượng, nó thể hiện được sự khéo léo của những người làm ra trang phục đó, đồng thời cũng thể hiện được yếu tố thẩm mĩ thông qua các loại hình hoa văn, giá trị lịch sử, văn hóa tộc người. Trải qua quá trình phát triển, nhất là bối cảnh đổi mới hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và khoa học kĩ thuật phát triển... dù không còn tự trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm... và các sản phẩm đã được đồng bào mua, bán, trao đổi trên thị trường, trang trí hoa văn phong phú hơn về thể loại... song trang phục vẫn phản ánh được giá trị về xã hội tộc người một cách rõ nét.

Bảo tồn trang phục truyền thống phát huy giá trị văn hóa, kinh tế

Ngày nay, trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số có nhiều biến đổi, theo cả hướng tích cực, tiêu cực, điều đó cũng khiến cho một số giá trị văn hóa thông qua trang phục bị mai một, có nguy cơ đánh mất bản sắc. Do đó việc bảo tồn, phát huy, gìn giữ các trang phục truyền thống cũng góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, giá trị kinh tế.

Giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong đời sống đương đại
Cần phát huy giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong đời sống đương đại

Trong xã hội truyền thống, trang phục truyền thống chủ yếu để phục vụ chức năng giữ ấm, che cơ thể. Khi xã hội phát triển hơn, hoạt động trao đổi hàng hóa, giao thương buôn bán thì giá tri kinh tế của trang phục truyền thống được khẳng định rõ hơn. Để có thêm thu nhập cho gia đình, các bộ trang phục dân tộc đã được nhiều gia đình thiết kế, may và đem bán ra thị trường để phục vụ nhu cầu của chính cộng đồng dân tộc mình. Như chúng ta đều biết, trong truyền thống việc con gái đến tuổi trưởng thành phải biết trồng bông, dệt vải, thêu thùa và tự làm ra các bộ trang phục, các sản phẩm để phục vụ nhu cầu thiết yếu cho bản thân, cho gia đình, làm của hồi môn, biếu tặng bố mẹ hai bên gia đình ngày cưới... thì ngày nay, từ trang phục dân tộc để mặc trong ngày cưới, ngày lễ hội, ngày tết... người ta có thể ra chợ để mua về.

Cùng với đó, trong nhiều năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đẩy mạnh và phát triển du lịch tại các địa phương... nên nhiều mô hình, cơ sở kinh doanh, thêu may trang phục thị trường đã được phục hồi, phát triển. Điều này cũng khiến cho thị trường kinh doanh trang phục truyền thống sôi động hơn, trang phục truyền thống và các sản phẩm làm từ nghề dệt truyền thống của đồng bào trở thành một loại hình hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình, nhất là đối với phụ nữ.

Giám đốc Hợp tác xã Thiên An, huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kan - chị Lý Thị Quyên cho biết: Sản phẩm của Hợp tác xã Thiên An thiết kế đã bán ra cả các thành phố lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Đà Nẵng và các khu du lịch, thường là các bộ trang phục truyền thống của người Dao, các sản phẩm khác như gối đầu, gối ôm, khăn, ga trải giường, túi thổ cẩm... có trang trí hoa văn truyền thống. Đến thời điểm hiện nay, Hợp tác xã Thiên An đã thiết kế hàng trăm đơn hàng từ sản phẩm quần áo, váy. Tùy vào từng loại sản phẩm thiết kế cho người lớn hay trẻ em mà mức giá dao động từ 2 - 5 triệu đồng/bộ theo sự cầu kỳ của mỗi loại hoa văn và số đo của người đặt. Điều này đã góp phần ổn định thêm thu nhập cho những người phụ nữ từ 3,5 - 6 triệu đồng/tháng.

Giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong đời sống đương đại
Giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong đời sống đương đại
Các sản phẩm làm từ nghề dệt truyền thống của đồng bào trở thành một loại hình hàng hóa, sản phẩm du lịch

Hiện nay, ở một số tỉnh như Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, một số hợp tác xã dệt thổ cẩm của người Cơ Tu, Tà Ôi, Giẻ Triêng, Ba Na… đang được phát huy không chỉ dệt các sản phẩm thổ cẩm như váy áo, khăn, ga, gối, túi sách, túi đựng mĩ phẩm, túi đựng điện thoại, trang trí giày, dép… để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Chính quyền địa phương, đặc biệt là tỉnh Thừa Thiên Huế đã kêu gọi được một số nhà thiết kế, nhà may nổi tiếng của Việt Nam như Minh Hạnh, Trí Nguyễn… sử dụng thổ cẩm của người Cơ Tu, Tà Ôi trong thiết kế trang phục trình diễn tại các hội diễn thời trang cao cấp trong nước và quốc tế nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm. Điều này cũng có ý nghĩa quan trọng để đồng bào các dân tộc có công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập và quan trong hơn nữa là duy trì, phát triển và bảo vệ các giá trị văn hóa của tộc người.

Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Song Hà: Trong đời sống đương đại, việc giải quyết giữa bảo tồn và phát huy, giữa bảo tồn và phát triển, hội nhập, trong đó có bảo tồn giá trị của trang phục truyền thống và phát huy nó để phát triển văn hóa dân tộc. Trong đó cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể như: Củng cố, nâng cao nhận thức, thị hiếu thẩm mỹ và trách nhiệm của người dân, trong đó phải nhấn mạnh đến chủ thể văn hóa của mỗi bộ trang phục truyền thống chủ nhân, chủ thể sáng tạo ra trang phục là người có ý tưởng đầu tiên và hiện thực hóa ý tưởng đó thành trang phục, giữ gìn ở hiện tại và “nuôi dưỡng” trang phục trong tương lai.

Để các bộ trang phục truyền thống phát huy trong đời sống hiện đại, cần nâng cao nhận thức của người dân, của chủ thể văn hóa để họ tự hào về bộ trang phục truyền thống của mình, tạo ý thức sử dụng trang phục truyền thống trong sinh hoạt cộng đồng và trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, bản thân những người có uy tín trong cộng đồng cần tích cực tuyên truyền, giáo dục để con cháu hiểu, tự hào khi mặc hoặc ngay cả khi nhắc đến trang phục truyền thống.

Bên cạnh đó, việc sử dụng trang phục truyền thống trong những dịp lễ tết, các sự kiện trọng đại của đời người, của dân tộc, của quốc gia sẽ góp phần củng cố, nâng cao ý thức giữ gìn bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người. Sự quan tâm, khuyến khích của Nhà nước, các cấp, các ngành, chính sách hỗ trợ sản xuất các địa phương, các thôn bản hình thành và phát triển các hợp tác xã dệt thổ cẩm. Đây được xác định là môi trường để phụ nữ các dân tộc thiểu số yêu, gắn bó, có trách nhiệm hơn nghề dệt truyền thống hơn, đó cũng là môi trường để các thế hệ trẻ được học tập nghề dệt thủ công, những người lớn tuổi có thể cầm tay chỉ việc cho con cháu một cách thuận lợi. Cùng với những nỗ lực từ phía người dân, các cấp các ngành cũng cần hỗ trợ người dân vay vốn, có hướng giúp họ tìm đầu ra cho sản phẩm, mở rộng du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa.

Phạm Tiệp

Tin mới nhất

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm là một trong 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12.
Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Lễ mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm nhằm tôn vinh những hạt lúa.
Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Đoàn Thanh Hóa đã “ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, đến nay hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xóa bỏ.

Tin cùng chuyên mục

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân luôn tạo nên cội nguồn của sức mạnh Việt Nam mỗi khi vận mệnh tổ quốc lâm nguy.
Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Việc nắm vững các quy định pháp lý giúp bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra trung tuần tháng 11 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Trong số 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, nhiều giá trị văn hóa đang dần mai một theo thời gian.
Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Nhiều loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân, du khách ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Hàng vạn người dân, du khách đã đến Ninh Thuận vui lễ hội Katê trong không khí đậm sắc màu văn hóa truyền thống đặc trưng đồng bào Chăm.
Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Trong bối cảnh mới, việc phát huy các nguồn lực tôn giáo sẽ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Tối 7/10 đã chính thức khai mạc “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023’’ tại phố đi bộ Hồ Gươm Hà Nội, với chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam Bộ.
Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Áo dài là không chỉ là một trang phục đặc biệt -biểu tượng tự hào của văn hoá Việt Nam mà còn là nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.
Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Việc Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt trở thành dân tộc thiểu số là minh chứng tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Slovakia.
Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động