Nhiều hoạt động đặc sắc ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ
Dân tộc thiểu số & Miền núi 23/10/2022 22:02 Theo dõi Congthuong.vn trên
Nét văn hóa truyền thống dân tộc Khmer Trà Vinh nỗ lực đưa điện đến vùng đồng bào dân tộc Khmer PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ: Khai thác nét đẹp văn hóa dân tộc để phát triển kinh tế địa phương |
Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ lần thứ VIII, năm 2022, với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào Khmer Nam Bộ - Bình đẳng, đoàn kết hội nhập và phát triển” và Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo dự kiến tổ chức vào đầu tháng 11/2022.
Theo đó, ngày hội sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 6 đến ngày 8/11/2022, với sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng đồng bào Khmer 12 tỉnh, thành phố (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Tây Ninh, Bình Phước, TP. Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh). Chương trình Ngày hội gồm các hoạt động: Thi đấu thể thao, liên hoan văn nghệ quần chúng, trình diễn văn nghệ truyền thống giới thiệu trích đoạn lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc, diễn tấu nhạc ngũ âm, trưng bày quảng bá ẩm thực Khmer…
![]() |
Lễ hội Đua ghe Ngo thu hút nhiều người xem. Ảnh minh họa |
Ông Trần Minh Lý - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng thông tin: Ngày hội và Lễ Óoc Om Bóc-Đua ghe Ngo Sóc Trăng năm 2022 đã và đang chuẩn bị sẵn sàng. Theo đăng ký các tỉnh, đã có 56 ghe Ngo của 07 tỉnh đăng ký thi đấu, trong đó có 45 đội ghe Ngo nam và 11 đội ghe Ngo nữ. Sóc Trăng là địa phương có số đội ghe Ngo nhiều nhất 40 đội, kế tiếp là Bạc Liêu 9 đội, còn lại là các tỉnh khác. Số lượng tham dự đua ghe Ngo năm nay rất nhiều, trước đây chỉ có 50 ghe Ngo tham gia thi đấu.
Những lần tổ chức trước đây, chỉ trong 02 ngày đua ghe Ngo, Sóc Trăng đã thu hút khoảng 400.000 người đến tham quan, du lịch. Năm nay, Lễ hội Óoc Om Boc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng năm 2022 được tổ chức trong chuỗi sự kiện Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam bộ thì hứa hẹn sẽ thu hút nhiều người và du khách hơn.
Ngày hội là dịp tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam; góp phần giữ gìn, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
Đồng thời, đây cũng là dịp giới thiệu, quảng bá, kích cầu du lịch; tạo không gian văn hóa để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thanh Hóa: Xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông ở huyện Mường Lát

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Thái Nguyên: Mở rộng diện tích chè hữu cơ tại các huyện miền núi

Nghi lễ mời, đón, rước thần giữ lửa của người Mông

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới
Tin cùng chuyên mục

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Tăng giá trị cho sản phẩm chè Shan tuyết

Lai Châu: Học sinh Trường Mồ Sì San được thăm khám, phát thuốc miễn phí dịp Tết Trung thu

Đà Nẵng: Quyết tâm thúc đẩy xã miền núi Hòa Bắc chuyển đổi số

Bắc Kạn: Triển khai thực chất và hiệu quả công tác giảm nghèo thông tin

Nghệ nhân Hoàng Choóng đam mê, tâm huyết với đồ chơi dân gian sư tử mèo

Tỉnh Bình Định đề nghị Phú Yên tạo điều kiện xây dựng lưới điện cho làng dân tộc thiểu số

Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu: Còn nhiều thách thức

Mèo Vạc (Hà Giang) hỗ trợ phát triển các sản phẩm theo hướng hàng hóa

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Quy định mới về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

Đổi thay trên An toàn khu Định Hóa

Huyện Quản Bạ (Hà Giang): Hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hóa

Khánh Hòa triển lãm sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Đắk Lắk: Công bố nhãn hiệu “Sầu riêng Cư M’gar”

Lai Châu: Nâng cao giá trị sản phẩm chè

Sơn La: Điểm sáng từ các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô
