Bắc Mê (Hà Giang): Huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư và xây dựng nông thôn mới

Là huyện vùng sâu còn nhiều khó khăn của tỉnh Hà Giang, những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bắc Mê đã có nhiều nỗ lực vươn lên đạt nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; an ninh, quốc phòng. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn được cải thiện rõ rệt…

Để thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững, những năm tới huyện Bắc Mê sẽ tập trung huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Mạnh Cường - Chủ tịch HĐND huyện Bắc Mê cho biết, trong giai đoạn 2016 - 2020 mặc dù có nhiều khó khăn nhưng Bắc Mê đã đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, có những mặt mang tính đột phá…

Bắc Mê (Hà Giang): Huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư và xây dựng nông thôn mới
Huyện Bắc Mê đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư

Huyện đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, khai thác tiềm năng, lợi thế tập trung nỗ lực phấn đấu thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra trên các lĩnh vực. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng ổn định, an ninh lương thực được đảm bảo. Sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ có mức tăng trưởng khá. Các nghề truyền thống được quan tâm phục hồi, phát triển. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai quyết liệt, trong giai đoạn 2016-2020 có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới… Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng đồng bộ.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết trong sản xuất có nhiều chuyển biến tích cực, các vùng sản xuất hàng hóa, các trang trại, gia trại chăn nuôi được hình thành, đã tạo ra một số sản phẩm đặc trưng và có 5 sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn sản phẩm OCOP. Cải cách hành chính được triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả; thu hút đầu tư được đẩy mạnh. Chất lượng giáo dục đào tạo, văn hóa xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên; đào tạo nghề, giải quyết việc làm và các chế độ chính sách được quan tâm thực hiện tốt, đời sống tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên…

Bắc Mê (Hà Giang): Huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư và xây dựng nông thôn mới
Quan tâm phát triển hạ tầng giao thông và xây dựng nông thôn mới

Bên cạnh những kết quả đạt được, nhìn vào tổng thể sự phát triển của Bắc Mê vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Như quy mô và giá trị kinh tế còn thấp, phát triển các ngành, lĩnh vực chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Liên kết trong sản xuất nông lâm nghiệp chưa nhiều, chưa hiệu quả; thương mại - dịch vụ, du lịch phát triển chậm; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa rõ nét…

Để giúp Bắc Mê phát triển nhanh, bền vững, sớm thoát khỏi huyện nghèo, theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X, nhiệm kỳ 2020-2025, Bắc Mê đã đề ra những mục tiêu cụ thể đẩy mạnh liên kết, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quy tụ dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất hàng hóa; tập trung thực hiện nâng cấp đường giao thông từ trung tâm xã đến trung tâm thôn, từng bước hoàn hiện kết cấu hạ tầng đồng bộ; chú trọng phát triển dịch vụ, du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa truyền thống các dân tộc và lịch sử địa phương. Tăng cường công tác quản lý tài nguyên và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai. Tạo sinh kế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm nghèo bền vững. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, chất lượng ngồn nhân lực; đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng huyện Bắc Mê phát triển về nông nghiệp hàng hóa, du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2030 thoát khỏi huyện nghèo; đến năm 2045 là huyện phát triển khá của tỉnh. Những mục tiêu đề ra này cũng gắn với các chỉ tiêu cụ thể…

Bắc Mê (Hà Giang): Huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư và xây dựng nông thôn mới
Phát triển nuôi trồng thủy sản ở Bắc Mê

Đề ra các giải pháp để thực hiện các mục tiêu trên, huyện Bắc Mê đặc biệt nhấn mạnh hai nội dung là việc đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư và tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới.

Trước hết huyện chú trọng thu hút các dự án đầu tư có chất lượng tốt, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, dược liệu dịch vụ và xây dựng kết cấu hạ tầng. Tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư phát triển theo đúng quy định của Luật Đầu tư công. Xây dựng và ban hành chi tiết danh mục các chương trình, dự án cần kêu gọi đầu tư.

Trên cơ sở đó, đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế. Tập trung huy động tối đa các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác để đầu tư cho các chương trình, dự án trọng điểm. Thực hiện tốt việc kêu gọi xã hội hóa vào đầu tư các công trình Nhà nước và nhân dân cùng làm trong lĩnh vực giáo dục, y tế... Phối hợp tốt với các sở, ngành chuyên môn của tỉnh đề xuất ưu tiên nguồn lực sớm triển khai đầu tư nâng cấp quốc lộ 34, 280, tỉnh lộ 176b và tuyến đường đi trung tâm các xã. Rà soát, xác định thứ tự ưu tiên đầu tư và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình quan trọng, cấp thiết trên địa bàn huyện. Tiếp tục đầu tư, điều chỉnh phương thức hỗ trợ xây dựng các tuyến đường liên thôn theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2030; duy trì và nâng cao chất lượng đối với từng tiêu chí đạt được. Tăng cường công tác giám sát, quản lý chất lượng các công trình giao thông nông thôn, đảm bảo chất lượng. Phấn đấu đến năm 2025, có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới; các xã Yên Định, Yên Phong duy trì, nâng cao chất lượng 19 tiêu chí; xã Minh Ngọc hoàn thành các tiêu chí nâng cao; các xã còn lại có ít nhất 01 thôn đạt các tiêu chí nông thôn mới.

Linh Nhi - Xuân Lập

Tin mới nhất

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm là một trong 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12.
Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Lễ mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm nhằm tôn vinh những hạt lúa.
Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Đoàn Thanh Hóa đã “ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, đến nay hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xóa bỏ.

Tin cùng chuyên mục

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân luôn tạo nên cội nguồn của sức mạnh Việt Nam mỗi khi vận mệnh tổ quốc lâm nguy.
Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Việc nắm vững các quy định pháp lý giúp bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra trung tuần tháng 11 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Trong số 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, nhiều giá trị văn hóa đang dần mai một theo thời gian.
Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Nhiều loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân, du khách ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Hàng vạn người dân, du khách đã đến Ninh Thuận vui lễ hội Katê trong không khí đậm sắc màu văn hóa truyền thống đặc trưng đồng bào Chăm.
Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Trong bối cảnh mới, việc phát huy các nguồn lực tôn giáo sẽ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Tối 7/10 đã chính thức khai mạc “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023’’ tại phố đi bộ Hồ Gươm Hà Nội, với chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam Bộ.
Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Áo dài là không chỉ là một trang phục đặc biệt -biểu tượng tự hào của văn hoá Việt Nam mà còn là nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.
Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Việc Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt trở thành dân tộc thiểu số là minh chứng tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Slovakia.
Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động