Bàn tay làm nên những mùa vui

Từ một vùng rừng núi hoang vu vắng bóng người, dải đất biên giới còn sót lại bom đạn của chiến tranh, sau ngày giải phóng, với sự lao động sáng tạo và lòng quả cảm, đạp bằng gian khó, những người công nhân đến từ các tỉnh đồng bằng Bắc bộ đã cải biến, dựng xây, kiến thiết vùng đất bom cày, đạn xới khu vực biên giới Chư Prông, tỉnh Gia Lai thành vùng quê trù phú, giàu có vào loại bậc nhất ở Tây Nguyên hiện nay.
Buôn làng Chư Prông no ấm Công ty tnhh mtv cao su Chư Prông: Tích cực tìm kiếm thị trường

Quá khứ gian nan

Khi màn đêm buông xuống, cả một vùng dưới dãy núi thuộc khu vực biên giới Chư Prông sáng như trời sao. Ánh điện lung linh, huyền ảo, quyện với những thanh âm rộn rã từ những dãy nhà cao tầng ở thị trấn biên giới giáp với Campuchia này gợi cho chúng tôi cảm giác như đang ở một nơi phồn hoa đô hội. Trên vùng đất khắc nghiệt này, gần 45 năm về trước là vùng đất hoang tàn bởi chiến tranh để lại.

Bàn tay làm nên những mùa vui
Công ty Cao sư Chư Prông tổ chức Hội thi thợ giỏi hằng năm

Ông Võ Toàn Thắng - Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Công ty Cao su Chư Prông - cho biết, đầu năm 1977, theo thỏa thuận giữa hai tỉnh Gia Lai - Kon Tum và Hà Nam Ninh, hơn 30 đảng viên, công nhân của Nông trường dứa Đồng Giao, tỉnh Ninh Bình được giao nhiệm vụ đi tiền trạm để hoạch định, xây dựng vùng kinh tế mới trên vùng đất Gia Lai. Sau đó là gần 4.000 người dân từ các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam… từng đợt lần lượt vào theo. Họ rời quê hương mưu cầu một cuộc sống mới no đủ hơn; nhưng rừng núi hoang vu, muỗi, vắt, bom mìn chiến tranh để lại, cuộc sống thiếu thốn đã khiến nhiều người nản chí. Nhớ lại ngày ấy, nhà cất lên chưa ấm hơi người, sốt rét đã hoành hành. Dân quanh vùng thì không có; cán bộ, công nhân được đưa vào mở đất thì chán nản, vì vừa xa, vừa heo hút quá… Không ít người không cần một sự nghĩ suy, họ chọn câu trả lời đơn giản là tìm cách đi khỏi nơi này mà họ cho là vô vọng. Thế là, sau hơn một năm, chỉ còn vài trăm người bám trụ.

Bà Phạm Thị Na - nguyên Bí thư Chi bộ, Đội trưởng Đội sản xuất số 10, Nông trường Thống Nhất - người đến đây lúc tròn 16 tuổi bồi hồi: “Khó khăn, gian khổ lắm, nhất là chứng kiến những cái chết thương tâm do khai hoang giẫm đạp phải bom mìn”, rồi chị khóc thành tiếng: “Nhà tôi cũng suýt nữa thì bỏ về, nhưng được các đảng viên lớn tuổi động viên… và không ngờ đến hôm nay, gia đình tôi đã đổi đời cũng nhờ chính vùng đất gian khó này”. Những công nhân ở nông trường dứa Đồng Giao (Ninh Bình) xưa, những người chỉ quen với cây lúa nước và hoa màu nơi đồng bằng Bắc Bộ, nay phải làm quen với việc trồng cây cao su trên đồi cao, đất dốc nên lúng túng, bỡ ngỡ. Giữa năm 1977, Nông trường Cao su Chư Prông được thành lập và sau đó là trên 2.000 ha cao su mới trồng đã phải thanh lý hoặc phá bỏ hơn một nửa vì không phát triển được, công nhân thì kẻ ở, người đi lang bạt kiếm sống.

Bàn tay làm nên những mùa vui
Ông Trương Minh Trung, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trao thưởng tại Hội thi thợ giỏi công ty cao su Chư Prông

Đảng viên Mai Khắc Tuấn - nguyên Trưởng phòng Tổ chức - cán bộ công ty tâm sự: “Dù gian khổ đến mấy và còn rất ít người ở lại, chúng tôi đều là những đảng viên, nhiều đồng chí đã trưởng thành trong quân đội vẫn vững vàng trụ lại, đi tiên phong hướng dẫn, thuyết phục công nhân bám đất, bám rừng để trồng cây cao su như nghị quyết của cấp ủy đã xác định”. Còn ông Lương Văn Quý - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn công ty nhắc lại câu thành ngữ “Trong cái khó ló cái khôn” và thực tế đã minh chứng sinh động điều này. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ công ty và tiếp sức từ đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đứng chân, công ty đã huy động vốn, sức lao động nhàn rỗi của người dân, kẻ góp công, người góp của để phát triển cao su gia đình; thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn cây, quản lý kinh tế chặt chẽ và khoa học.

Thành quả của quyết tâm không bỏ cuộc

Với quyết tâm không bỏ cuộc, từng chi bộ ra nghị quyết, phân công mỗi đảng viên phụ trách từ 10-15 hộ gia đình với nhiệm vụ bám đất, bám rừng để khai hoang trồng cao su. Thế là chỉ sau một thời gian ngắn, đơn vị đã chuyển bại thành thắng, lấy lại niềm tin cho người lao động. Trong công cuộc kiến thiết, dựng xây, khai mở dựng nghiệp trên vùng đất mới đã xuất hiện nhiều tấm gương đảng viên, công nhân trưởng thành từ gian khó như: Phan Sỹ Bình, Trần Ngọc Bính, Lương Văn Quý, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Văn Hạnh… Các thế hệ cán bộ, đảng viên, công nhân trong gần 45 năm qua luôn son sắt, thủy chung, nắm chặt tay nhau, cùng nhìn về một hướng, tạo dựng nên một tập thể đoàn kết, tâm thế vững vàng, trẻ già nương tựa, xây dựng, phát triển công ty ngày càng bền vững.

Nhìn lại chặng đường gần 45 năm, có thể thấy sức vóc của con người thật là kỳ diệu; cuộc đấu tranh đi tìm sự sống giữa con người với thiên nhiên, giữa cách làm ăn cũ và mới, giữa trì trệ và tiến thủ đã mang về cho Công ty Cao su Chư Prông trái ngọt mà đến bây giờ, có người vẫn tưởng đó như là một giấc mơ. Đến nay, công ty đã có gần 3.500 cán bộ, công nhân với gần 12.500 ha cao su trải dài dọc vùng biên giới và trên 200 ha cà phê ở 7 nông trường. Ngoài ra, còn có nhiều xí nghiệp trực thuộc, trong đó có nhà máy chế biến mủ cao su công suất 9.000 tấn/năm; 1 nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh công suất 5.000 tấn/năm. Nói về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Tổng giám đốc Võ Toàn Thắng cho biết, công ty luôn bảo tồn và phát triển được nguồn vốn. Nếu doanh thu năm 1997 chỉ có trên 24 tỷ đồng thì nay1 có thời điểm cao su được giá nhất đã đạt khoảng 1.000 tỷ đồng; lợi nhuận đạt trên 300 tỷ đồng; nộp ngân sách trên 100 tỷ đồng. Thu nhập bình quân người lao động trên 5,5 triệu đồng/người/tháng. Hằng năm, Đảng bộ công ty luôn đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Bây giờ, cao su Chư Prông đã trở thành một vùng quê giàu có. Hàng ngàn ngôi nhà mới của cán bộ, đảng viên, công nhân được xây cất theo kiểu hiện đại. Cơ sở hạ tầng với điện, đường, trường, trạm và các dịch vụ thương mại, thông tin… phủ khắp các buôn làng và được đánh giá vào loại bậc nhất so với các huyện ở Tây Nguyên hiện nay. Chiều chiều, khi mặt trời vừa xuống chân núi Ia Đrăng, thả bộ trên những con đường đất đỏ xanh thẳm cao su và thơm ngậy mùi hương trái chín của cà phê, lòng người càng thêm thư thái, nghĩ về thành quả công cuộc đổi mới thật là kỳ diệu. Cuộc sống mới tươi đẹp trên vùng đất bom cày, đạn xới ngày xưa như một minh chứng của lẽ sống, niềm tin và lòng quả cảm của những người tiên phong đi mở đất.

Giúp đồng bào thiểu số cùng tiến bước

Ông Phan Sĩ Bình, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng giám đốc Công ty Cao su Chư Prông khẳng định: “Ở địa bàn chiến lược như vùng biên giới Chư Prông, việc đưa đồng bào dân tộc thiểu số vào làm công nhân cao su là đúng đắn và cần thiết, hướng đến cho bà con các dân tộc thiểu số làm chủ mảnh đất của mình là mục tiêu xuyên suốt mà Đảng bộ công ty xác định”. Vì thế, ngay từ những ngày đầu thành lập, công ty đã thu nhận hàng trăm người dân tộc Ja Rai ở các xã lân cận vào làm công nhân công ty. Đến nay, đã có trên 1.500 công nhân là người Ja Rai ở 42 buôn của 11 xã trong huyện, chiếm gần 50% tổng số công nhân công ty. Công ty đầu tư hàng trăm tỷ đồng làm trên 100 km đường cấp phối, 19 km đường nhựa, 10 km đường điện trung hạ thế, xây dựng trung tâm y tế 30 giường bệnh, trường học từ thị trấn đến các buôn làng… Ngoài ra, công ty giúp bà con vay không lãi để làm nhà kiên cố, ưu tiên về việc làm, định mức đầu tư, đơn giá tiền lương… Tổ chức xóa mù chữ, bổ túc văn hóa từ lớp 1 đến lớp 5 cho trên 500 người Ja Rai ở các xã. Theo ông Phan Sĩ Bình, việc chuyển giao kỹ thuật trồng cao su cho bà con người dân tộc thiểu số chính là điều kiện và cơ hội cho bà con, về lâu dài sẽ trở thành một thế hệ công nhân mới - những người chủ thật sự để làm giàu ngay trên mảnh đất biên giới Chư Prông giàu truyền thống cách mạng.

Trong số trên 1.500 người dân tộc thiểu số được tuyển dụng vào làm công nhân, được giao khoán chăm sóc vườn cây, không chỉ đời sống được bảo đảm, vượt qua đói nghèo mà còn vươn lên làm giàu như vợ chồng trẻ Rơmah Bli và Siu Keng ở làng Klă, xã Chư Đrăng là một điển hình. Với 3 ha cao su nhận khoán, thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng/người/tháng, có những tháng thu trên 10 triệu đồng. Anh chị còn được công ty hỗ trợ trồng 800 cây cà phê, cấy 3 ha lúa nước, thu nhập mỗi năm trên 120 triệu đồng. Còn với anh Kpă Toa, 26 tuổi ở đội 4, Nông trường Đoàn Kết, khi được hỏi vì sao trở thành thợ cạo mủ giỏi thì anh nói: “Mình phải luôn mài con dao cho thật sắc, đi cạo đúng giờ, đúng kỹ thuật”. Anh còn khoe: “Tết vừa qua, gia đình mình được thưởng 20 triệu đồng do vượt sản phẩm khoán”.

Bàn tay làm nên những mùa vui
Công nhân người JRai của công ty đã làm chủ vườn cây cao su

Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở công ty có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, cuộc sống rất khá giả. Còn chị Păh Bem do có nhiều thành tích trong lao động nên đã được công ty cho tham quan Trung Quốc và Malaixia thì không giấu được xúc động: “Cuộc đời em như một giấc mơ và giấc mơ đó đã trở thành sự thật”. Rồi đến nguyên giám đốc nông trường Suối Mơ - Kpă Thết hoặc như đội trưởng đội 13, anh Kpă Hyơh tiếp xúc với chúng tôi cũng đều nghẹn lời vì công ty đã mang về cuộc đời mới cho gia đình họ nhanh quá, lớn quá.. Chúng tôi đến thăm gia đình chị Rơ Chăm Buk, chị tâm sự: “Tôi là công nhân của công ty, làm cao su nếu được giá thì lương cao, thưởng lớn, thật là ưng cái bụng lắm”. Chúng tôi còn gặp những công nhân cạo mủ giỏi, đạt danh hiệu “Bàn tay vàng” như Hoàng Văn Đông, KBăh Bem, Rơ Mah Lớ, Nguyễn Huy Hoàng… những gương mặt rạng ngời, toát lên một cuộc sống ấm êm, no đủ của những con người đã vượt lên gian khó, gắn bó trọn đời với đất và rừng cao su nơi đây.

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, Công ty Cao su Chư Prông đã vinh dự được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới; Huân chương Độc lập hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Chiến công hạng Hai; có 4 tập thể cơ sở và 16 cá nhân được tặng Huân chương các loại và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Đêm về, trên biên giới Chư Prông thật thanh bình, yên ả. Trên nhà rông cao vút của xã Chư Đrăng, bên dòng suối Ia Đrăng quanh năm cuộn chảy, tôi nghe rõ âm hưởng cất lên từ bài hát “Đêm trên Cha Lo” của nhạc sĩ Phạm Tuyên trên chiếc loa truyền thanh vọng vào vách núi: “Hỡi gió núi hãy hát cùng ta/ Niềm hân hoan gửi vào tiếng ca… Em có thấy góc trời biên giới/ Như rực ánh hồng chân mây…” mà thấy tha thiết, thân thương quá giữa đất trời biên giới thân yêu.

Nguyễn Văn Chiến

Tin mới nhất

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm là một trong 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12.
Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Lễ mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm nhằm tôn vinh những hạt lúa.
Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Đoàn Thanh Hóa đã “ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, đến nay hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xóa bỏ.

Tin cùng chuyên mục

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân luôn tạo nên cội nguồn của sức mạnh Việt Nam mỗi khi vận mệnh tổ quốc lâm nguy.
Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Việc nắm vững các quy định pháp lý giúp bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra trung tuần tháng 11 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Trong số 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, nhiều giá trị văn hóa đang dần mai một theo thời gian.
Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Nhiều loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân, du khách ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Hàng vạn người dân, du khách đã đến Ninh Thuận vui lễ hội Katê trong không khí đậm sắc màu văn hóa truyền thống đặc trưng đồng bào Chăm.
Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Trong bối cảnh mới, việc phát huy các nguồn lực tôn giáo sẽ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Tối 7/10 đã chính thức khai mạc “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023’’ tại phố đi bộ Hồ Gươm Hà Nội, với chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam Bộ.
Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Áo dài là không chỉ là một trang phục đặc biệt -biểu tượng tự hào của văn hoá Việt Nam mà còn là nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.
Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Việc Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt trở thành dân tộc thiểu số là minh chứng tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Slovakia.
Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động