Đại lễ Vu lan 3 miền 2021: Nét đẹp trong văn hoá tâm linh người Việt
Dân tộc - Văn hóa Thứ bảy, 21/08/2021 - 14:28
Vu Lan là một trong những đại lễ của Phật giáo và đã trở thành nét đẹp truyền thống trong văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam.
![]() |
Chư Tăng và Phật tử Chùa Ba Vàng tích cực chuẩn bị cho điểm cầu Đại lễ Vu lan 3 miền |
Mùa Vu lan báo hiếu PL.2565 – DL.2021 diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 lây nhiễm vô cùng phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố. Tăng Ni, Phật tử các chùa, cơ sở tự viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang thực hiện cấm túc, ở yên tại chỗ tu tập, tụng kinh cầu nguyện dịch bệnh sớm tiêu trừ, đem lại bình an cho tất cả mọi người. Nhiều chùa đang nỗ lực ngày đêm nấu những suất cơm đong đầy tình thương, tràn ngập từ bi, hiếu nghĩa gửi tới đồng bào có hoàn cảnh khó khăn, những người yếu thế trong xã hội, cũng như quan tâm đến các y, bác sỹ, nhân viên y tế, lực lượng vũ trang và các tình nguyện viên nơi tuyến đầu chống dịch. Rất nhiều Tăng Ni, phật tử đang tận tâm phục vụ người bệnh trong các khu cách ly tập trung, các bệnh viện dã chiến, khu thu dung. Đó chính là những bông hồng đầy ý nghĩa dâng lên Đức Phật, chư vị Tổ sư và hai đấng sinh thành, cũng như hồi hướng tới chư vị tiền bối hữu công, anh linh các Anh hùng liệt sỹ và Cửu huyền thất tổ trong mùa Vu lan báo hiếu năm nay.
Trước tình hình đại dịch diễn biến phức tạp, Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn- Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã gửi Thông Bạch khuyến nghị: Tăng Ni Trụ trì các chùa, cơ sở tự viện phát huy sáng tạo các hình thức sinh hoạt trực tuyến online trong mùa Vu lan năm Tân Sửu- 2021, nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của đồng bào Phật tử và Nhân dân. Đồng thời, từ sức gia trì của Tăng Ni góp phần đem lại năng lượng tích cực cứu độ người dân vượt qua tâm lý khủng hoảng trong thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội.
Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn- Chủ tịch Hội đồng Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam, kêu gọi: Tăng Ni, Phật tử bằng hành động thiết thực nhất, ý nghĩa nhất trong mùa Vu lan năm nay, hãy tiếp tục phát tâm ủng hộ, đóng góp nguồn lực cho các quỹ phòng, chống dịch Covid-19 và Quỹ Vắc xin Covid-19, để chung tay cùng các cấp chính quyền đảm bảo mọi người đều được tiêm vắc xin miễn phí và bảo đảm an toàn sức khỏe cho nhân dân. “Các đạo tràng phật tử hãy tiếp tục phát tâm tổ chức nấu những suất cơm giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, những đối tượng yếu thế trong xã hội do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong mùa Vu lan”- Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn- Chủ tịch Hội đồng Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi.
![]() |
BTC chuẩn bị sân khấu truyền hình tại điểm cầu Chùa Ba Vàng |
Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến vô cùng phức tạp, “Đại lễ Vu lan 3 miền- 2021 (PL.2565 - DL.2021)- được tổ chức theo cầu truyền hình trực tuyến tại 3 điểm cầu 3 miền Bắc- Trung- Nam (miền Bắc tại điểm cầu: Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh), miền Trung tại chùa Thiên An (Bình Định) và miền Nam tại Bệnh viện Dã chiến số 7 (TP.Hồ Chí Minh) là một sáng tạo, một sự kiện tâm linh đặc sắc và có ý nghĩa lớn
Chương trình được truyền hình trực tiếp vào lúc 20 giờ ngày 14/7/Tân Sửu (tức 21/8/2021). Dự kiến chương trình sẽ thu hút hàng triệu Tăng, Ni, phật tử, dân chúng người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài theo dõi trên các kênh Truyền hình An Viên, tiếp sóng trực tiếp trên truyền hình VTVcab ON, Onme, VieON, VNPT, MyViettel, FPT Play,... cũng như nhiều nền tảng số, mạng xã hội.
Chương trình, bao gồm các nội dung (những nghi thức tâm linh Phật giáo: thắp nến tri ân, bông hồng cài áo, tụng kinh cầu siêu... và những tiết mục ca múa nhạc nghệ thuật, những chia sẻ từ tuyến đầu chống dịch, sẽ mang đến những thông điệp tôn vinh hiếu hạnh và lan tỏa câu chuyện đẹp về tình người trong mùa dịch.
Đại lễ Vu Lan 3 miền 2021, nhằm mục đích cao quý- khơi dậy tình người trong lòng mỗi người con đất Việt, đặc biệt nhân rộng tinh thần hiếu đạo, không chỉ với cha mẹ, mà chữ “Hiếu” sẽ được nâng tầm lên, đó là hiếu với dân, với nước và với tất cả chúng sinh.
Tin mới nhất

Quảng bá văn hóa Tây Nguyên thông qua bích họa đường phố

Xã miền núi tỉnh Quảng Bình: Chờ điện sáng ở miền Di sản

Cồng chiêng: Nét văn hóa độc đáo của người Mường

Thắt chặt quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia

Du lịch ở Nặm Đăm đang nhộn nhịp trở lại
Tin cùng chuyên mục

Gần 1.000 suất quà trị giá 1,12 tỷ đồng tặng bà con dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc

Lào Cai: Phát triển chuỗi giá trị cho cây quế

Báo chí cấp cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi: Hiệu quả phải là mục tiêu số 1!

Gần 22.000 người dân tộc Mường sẽ được hỗ trợ cải thiện điều kiện sống trong năm 2022

Xòe Thái trở thành Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại

Tiếp tục lan toả những giá trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam

Trao chứng nhận bản quyền tác giả cho tác phẩm “Vũ điệu kết đoàn”

Quảng Ninh quyết tâm thu hẹp chênh lệch vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nghi lễ Mát nhà của dân tộc Mường

Thanh Hóa: Nhiều điển hình sản xuất giỏi trong đồng bào dân tộc thiểu số

ABBANK tài trợ xây dựng 200 căn nhà Đại đoàn kết cho người dân Điện Biên

Bắc Mê (Hà Giang): Huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư và xây dựng nông thôn mới

Hà Giang: Xác định khoa học công nghệ là “bệ đỡ” cho phát triển

Công nhân lao động TKV tham gia thi viết về công tác dân tộc, tôn giáo

Cô gái dân tộc Giáy làm tour du lịch trực tuyến mùa dịch

Đồng bào Cơ tu gửi cơm lam, măng rừng “tiếp sức” miền xuôi Đà Nẵng chống dịch

Bình Liêu tiêm vắc-xin phòng Covid-19: Cán bộ đi trước, bà con dân tộc theo sau

“Đi từng ngõ, gõ từng nhà”

Ưu tiên bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số
