Chuyển giao khoa học - công nghệ đến vùng miền núi: Mở cánh cửa phát triển bền vững
Cơ chế - Chính sách Thứ sáu, 07/01/2022 - 17:38
Nhiều chương trình hỗ trợ được triển khai
KH&CN luôn được coi là chìa khóa mở cánh cửa phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần cải thiện đời sống cho người dân. Điều này càng có vai trò quan trọng với những khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, thời gian qua, nhiều chính sách ưu tiên vùng đồng bào DTTS&MN đã được triển khai.
![]() |
Ứng dụng khoa học - công nghệ, tiến bộ mới mang lại năng suất, chất lượng cho sản phẩm |
Chia sẻ với Báo Công Thương, ông Chu Thúc Đạt - Vụ trưởng Vụ Phát triển KH&CN địa phương, Bộ KH&CN - cho biết: Chủ trương của Đảng, Nhà nước cho phát triển KH&CN nói chung và vùng DTTS&MN nói riêng đã được quan tâm. Trong lĩnh vực KH&CN, có sự đầu tư cả về nguồn lực cho đến cơ chế chính sách và đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao, để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội những vùng có nhiều khó khăn. Cụ thể, hành lang pháp lý từ luật đến hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách dưới luật đều mang tính đột phá. Gần đây nhất là Luật Chuyển giao KH&CN được thông qua năm 2017, trong đó có nội dung quan trọng là đẩy mạnh chuyên giao ứng dụng tiến bộ KH&CN cho vùng kinh tế khó khăn, vùng DTTS&MN.
Thực tế thời gian qua, với vai trò là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về KH&CN, Bộ KH&CN đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và triển khai nhiều chương trình như: Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, DTTS&MN; Chương trình KH&CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc; Chương trình KH&CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ; Chương trình KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên trong liên kết vùng và hội nhập quốc tế (giai đoạn 2016 - 2020); đặc biệt là Chương trình “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030” do Ủy ban Dân tộc chủ trì thực hiện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Cung cấp đầy đủ luận cứ khoa học để nhận diện các vấn đề cơ bản mang tính chiến lược và thực tiễn cấp bách liên quan đến các dân tộc thiểu số, chính sách dân tộc, đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; thu hút sự quan tâm và tham gia của các tổ chức, cá nhân, nhà nghiên cứu, khoa học, chuyên gia giỏi trong cả nước...
Những kết quả tích cực mở ra
Các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho vùng DTTS&MN thời gian qua khá đa dạng về loại hình, cấp độ; tăng trưởng về quy mô kinh phí và địa bàn thực hiện; tạo ra hiệu quả và tác động tích cực đến sự phát triển vùng DTTS&MN trong phạm vi cả nước.
Ông Chu Thúc Đạt chia sẻ thêm: Thông qua các chính sách, chương trình về chuyển giao KH&CN xuống vùng DTTS&MN đã nâng cao nhận thức của người dân cũng như các cấp chính quyền về tầm quan trọng, vai trò, hiệu quả của việc ứng dụng KH&CN vào sản xuất. Trong giai đoạn 2016 – 2020, đã chuyển giao được khoảng 5.000 tiến bộ KH&CN mới vào thực tiễn sản xuất, thể hiện ở tất cả các ngành, lĩnh vực, sản phẩm của địa phương.
Ông Đạt dẫn chứng, trước đây việc nuôi tôm hùm thường rất bị động về giống, nhưng hiện nay nhờ đưa các tiến bộ mới vào nuôi trồng tại những tỉnh như Phú Yên, Khánh Hòa… đã giúp chủ động tương đối về con giống cũng như các sản phẩm. Hay ở miền Nam, các loại trái cây, thủy sản nếu so với thế giới thì khả năng cạnh tranh tương đối sòng phẳng về chất lượng cũng như đáp ứng thị trường.
Là địa phương tích cực trong công tác ứng dụng KH&CN, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ông Nguyễn Thanh Bình - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bắc Giang - cho biết: “Bắc Giang luôn quan tâm đến ứng dụng tiến bộ KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong 5 năm qua, tỉnh đã ban hành trên 70 loại văn bản về quản lý nhà nước, các cơ chế chính sách, đề án kế hoạch, để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Sở KH&CN đã giúp UBND tỉnh thẩm định gần 100 dự án đầu tư trên địa bàn, tham gia ý kiến về công nghệ gần 400 dự án đầu tư, tham gia thành lập các hội đồng để thẩm định công nghệ, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhằm giúp tỉnh trước khi quyết định chấp thuận một dự án yên tâm về công nghệ không bị lạc hậu, không ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo quá trình sản xuất được tốt nhất”.
Dù đã có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, nhưng vùng đồng bào DTTS&MN vẫn là nơi khó khăn so với cả nước. Việc chuyển giao cũng như nhận thức về KH&CN, những tiến bộ mới còn hạn chế; nguồn lực đầu tư cũng như thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn…
Nhằm tiếp tục góp phần thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS&MN, Bộ KH&CN và Ủy ban Dân tộc đã ký kết Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2021-2030. Hai bên tập trung tham mưu Chính phủ các giải pháp, biện pháp về KH&CN để góp phần nâng cao nhận thức, trình độ năng lực về KH&CN cho cán bộ làm công tác dân tộc, KH&CN trong xây dựng, thực hiện chính sách dân tộc; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số, người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi về vai trò của KH&CN, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, nhất là tiến bộ KH&CN mới, phù hợp với đặc điểm đồng bào các DTTS&MN...
Tin mới nhất

Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Tránh chính sách tốt nhưng khâu thực hiện chậm, không đồng bộ

Chương trình MTQG phát triển vùng DTTS và MN: Sự nỗ lực, trách nhiệm trong huy động nguồn lực

Người dân Nậm Nhùn: Loay hoay tìm thị trường cho nghề nuôi cá lồng

Phát triển thị trường vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Còn nhiều rào cản
Tin cùng chuyên mục

Cần những đột phá để Khánh Hòa thực sự là cực tăng trưởng Duyên hải Nam Trung Bộ

Hà Giang: Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất, tiêu thụ nông sản

Xây dựng Vĩnh Phúc thành tỉnh trọng điểm về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tuyên truyền chính sách dân tộc: “Đối tượng đặc thù phải có giải pháp đặc thù”

Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số và cơ sở dữ liệu cho giám sát và đánh giá tác động của VPA/FLEGT đến người dân tộc thiểu số

Kinh tế dưới tán rừng: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Lạng Sơn: Tập trung nguồn lực để vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bứt phá

Xây dựng con người Việt Nam thời đại mới

Khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Mèo Vạc: Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển lĩnh vực thế mạnh

Lạng Sơn: Mục tiêu đến năm 2030 không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo

Hội nghị Văn hóa toàn quốc: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh

Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Australia

Hợp tác nông nghiệp Việt Nam – châu Phi: Tìm phương thức mới, phát triển bền vững

Sơn La: Bảo đảm an toàn thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu

Du lịch tâm linh gắn với văn hoá, lịch sử: Phát huy các giá trị kết nối

Khu vực miền núi phía Bắc: Tập trung nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Quyết liệt vào cuộc, nâng cao chất lượng sống của đồng bào dân tộc thiểu số
