Du lịch cộng đồng: Lực đẩy sinh kế cho bà con dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới

Với những sản phẩm, dự án du lịch cộng đồng đã và đang thực hiện, Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam (VCTC) đang góp sức biến những giá trị văn hóa của cộng đồng bà dân tộc thiểu số tại nhiều địa phương thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn; không chỉ tạo nguồn sinh kế bền vững mà còn tái đầu tư phục hồi, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng.

Du lịch cộng đồng là một trong những loại hình du lịch hướng tới sự phát triển bền vững của một địa phương và của quốc gia, góp phần vào phát triển kinh tế vùng, kinh tế nông thôn và có thể chia sẻ lợi ích từ phát triển du lịch trực tiếp cho người dân địa phương.

Ông Phạm Hải Quỳnh - Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam - đã có cuộc chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về các dự án du lịch cộng đồng mà đơn vị đã và đang triển khai tại miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Du lịch cộng đồng: Lực đẩy sinh kế cho bà con dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới
Tả Phìn - bản du lịch chứa đựng nhiều giá trị hấp dẫn

Được biết, Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam đang triển khai dự án xây dựng bản du lịch cộng đồng Tả Phìn Sa Pa, Lào Cai. Ông có thể cho biết lý do lựa chọn xây dựng dự án du lịch cộng đồng tại đây?

Tả Phìn ở Sa Pa là một bản người Dao đỏ có rất nhiều những lợi thế đặc trưng để khai thác phát triển du lịch. Đặc biệt, đây là nơi cung cấp chính thảo dược lá tắm người Dao cho thị trường hiện nay. Cho đến nay, bà con người Dao ở Tả Phìn còn lưu giữ rất nhiều những bài thuốc cổ truyền quý giá và được chế biến thành các sản phẩm, các món ăn từ thảo dược khá độc đáo.

Tại Tả Phìn cũng đang có một hợp tác xã chuyên trách trồng và chế biến, cung cấp các bài thuốc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe; có một hợp tác xã phụ trách cung cấp dịch vụ phục vụ tắm nước lá Dao đỏ cho khách du lịch; một hợp tác xã về du lịch cộng đồng gắn kết tạo ra các sản phẩm phục vụ du khách gồm giao lưu văn hóa, trò chơi dân gian, lưu trú; trải nghiệm ẩm thực, tìm hiểu nghề thủ công mỹ nghệ và các đặc sản địa phương.

Du lịch cộng đồng: Nguồn sinh kế bền vững cho bà con dân tộc thiểu số
Ông Phạm Hải Quỳnh – Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam

Đáng kể, hiện các loại rau màu, thảo dược và gà thảo dược là những đặc sản được khai thác thành công trong việc đảm bảo quyền lợi của cộng đồng trong phát triển du lịch.

Tả Phìn còn được biết đến bởi cảnh quan thiên nhiên thơ mộng với bốn mùa đầy sắc thái. Có ruộng bậc thang, có hang động Song Long và Tả Phìn. Ngoài ra, Tả Phìn là bản vẫn giữ được những giá trị riêng biệt của người Dao cũng như văn hóa người Dao đầy sức hấp dẫn.

Dựa trên những lợi thế đó, chúng tôi quyết định triển khai thực hiện dự án du lịch cộng đồng tại Tả Phìn với mong muốn nơi đây sẽ là một làng du lịch cộng đồng đạt chuẩn mang đậm đà giá trị riêng biệt của người Dao đỏ. Đặc trưng từ kiến trúc, văn hóa, dịch vụ và cuộc sống khác biệt tại bản người Dao. Đồng thời là một sản phẩm hoàn thiện để chào đón khách hàng đến khám phá và trải nghiệm giá trị văn hóa riêng biệt của đồng bào.

Du lịch cộng đồng: Lực đẩy sinh kế cho bà con dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới
Tham gia làm du lịch cộng đồng sẽ giúp bà con dân tộc thiểu số Tả Phìn cải thiện cuộc sống

Ngoài những thuận lợi, khi thực hiện các dự án du lịch cộng đồng tại các bản vùng cao có rất nhiều khó khăn? Ông có chia sẻ nào về vấn đề này?

Thực tế, khi tiến hành xây dựng du lịch cộng đồng tại Tả Phìn chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc giải quyết những mâu thuẫn cộng đồng, đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng. Đồng thời, việc hỗ trợ xây dựng hoàn thiện bản du lịch cộng đồng mang sắc thái riêng biệt của địa phương nhiều hạn chế, làm ảnh hưởng không ít đến quá trình triển khai.

Như, khi Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam vào tư vấn thì bản Tả Phìn trước đây xây dựng để đón khách nước ngoài nên mọi dịch vụ chưa chu toàn. Trước đó còn có các chuyên gia tư vấn chưa đúng để bà con nhầm lẫn trong bảo tồn giá trị văn hóa nên đã bị lai tạp một số ngôi nhà của đồng bào người Thái vào làm Homestay tại đây.

Một khó khăn nữa không thể không nói đó chính là ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên khách du lịch đến Tả Phìn cũng sụt giảm, nguồn thu không có để bà con có động lực và xoay vòng vốn hoạt động.

Ngoài Tả Phìn, được biết Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam cũng đã xây dựng và tư vấn cho rất nhiều những bản làng trên cả nước làm du lịch cộng đồng. Đến nay, hiệu quả đạt được từ những bản du lịch cộng đồng này như thế nào, thưa ông?

Có thể kể đến như bản du lịch cộng đồng Ta Lang của Quảng Nam; bản A Nor, A Lưới (Thừa Thiên Huế), làng du lịch Kon Kơ Tu (Kon Tum), bản Tả Kố Khừ, Mường Nhé (Điện Biên), Khu du lịch trải nghiệm văn hóa Thái Bình, du lịch cộng đồng Quan Lạn (Quảng Ninh), làng du lịch cộng đồng tại Nguyên Bình (Cao Bằng). Ngoài ra, Hội đang khảo sát và tư vấn các điểm du lịch cộng đồng tại Đà Nẵng như Hòa Vang, Nam Ô và rất nhiều những điểm đang tư vấn và triển khai.

Hiện hoạt động du lịch cộng đồng tại một số địa phương phát triển khá tốt. Như làng du lịch Kon Kơ Tu. Nằm ven bên bờ sông Đăk Bla thơ mộng, Kon Kơ Tu là một trong những làng cổ nhất trên địa bàn TP. Kon Tum nói chung và trên địa bàn xã Đăk Rơ Wa nói riêng. Làng Kon Kơ Tu còn giữ được nét kiến trúc mang đặc trưng riêng của người Bahnar, tỷ lệ nhà sàn truyền thống chiếm trên 50%. Nhiều năm trước Kon Kơ Tu đón nhiều khách du lịch, nhất là khách Pháp. Năm 2019, Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam hỗ trợ tư vấn, thiết kế dịch vụ để làng chính thức khởi động và khai trương hoạt động du lịch lại với phong cách chuẩn cộng đồng nhằm phục vụ đa dạng nguồn khách đến với làng. Nhờ đó lượng khách du lịch đến với Kon Kơ Tu tăng từ 10-20%.

Du lịch cộng đồng: Lực đẩy sinh kế cho bà con dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới
Du lịch cộng đồng làng Kon Kơ Tu
"Muốn phát triển để bảo tồn giá trị văn hóa địa phương thì việc đầu tiên phải có sự phân tích và chọn lọc của những chuyên gia về du lịch cộng đồng về văn hóa, từ đó biến những giá trị văn hóa thành những sản phẩm du lịch, từng bước thực hiện chủ trương lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn cho cộng đồng" - ông Phạm Hải Quỳnh.

Bên cạnh lợi ích kinh tế xã hội, du lịch cộng đồng đã giúp khai thác, phát huy, giới thiệu và góp phần bảo tồn, lưu giữ các tài nguyên tự nhiên và văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Ông có kỳ vọng gì về những đóng góp thời gian tới của Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam?

Với mục tiêu gắn kết và xây dựng cộng đồng khai thác phát triển du lịch, Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam đã và đang hướng tới tư vấn và xây dựng nhiều hơn nữa những ngôi làng du lịch đạt chuẩn để tạo ra những sản phẩm mới và bền vững cho du lịch Việt Nam, từ đó góp phần bảo vệ những giá trị văn hóa, giá trị cộng đồng, bảo vệ và khai thác môi trường và thiên nhiên một cách hiệu quả.

Ngoài ra, Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam với số lượng hội viên chất lượng, là những doanh nghiệp uy tín là những lãnh đạo các hiệp hội du lịch địa phương, là những con người đầy nhiệt huyết và sẵn sàng vì cộng đồng mà hành động. Chắc chắn một ngày không xa, những quyết tâm và nhiệt huyết đó sẽ mang lại cho cộng đồng bà con dân tộc, cộng đồng các đơn vị du lịch một làn gió mới với nhiều sự khác biệt cũng như đảm bảo quyền lợi một cách tốt nhất cho hội viên và đồng bào các dân tộc đang phát triển du lịch cộng đồng bền vững.

Xin cảm ơn ông!

Hoa Quỳnh thực hiện

Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Dù đã đạt được những thành quả trong việc thông tin, truyền thông về dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, ngành, địa phương.
Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Vướng mắc liên quan tới đất đai vẫn là một trong những vấn đề phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại Hòa Bình.
Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn nhiều khó khăn vì thế công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo cần đặc biệt chú trọng.
Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

100 học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ của vùng cao Yên Bái không chỉ được nhận quà từ các đơn vị mà còn được trải nghiệm hoạt động khoa học.
Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên được nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc.
Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu được nhiều địa phương tại Tuyên Quang quan tâm, thực hiện.
Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tốt.
Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Trên 84% là đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 50%, Hà Giang hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc.
Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Hiện toàn tỉnh còn 112 thôn, bản chưa có điện, Hà Giang phấn đấu đến 2025 không còn “vùng lõm” về điện, tuy nhiên còn rất nhiều thách thức đặt ra cho Hà Giang.
Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Có điện lưới quốc gia, giờ đây 95 hộ dân là đồng bào dân tộc Nùng ở Ma Lỳ Sán (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.
Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước đã được nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang ủng hộ.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng 9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên.
Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa đã chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số, giúp người dân thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.
Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế theo hướng khoa học và đổi mới làm cho bào dân tộc Chứt ở xã biên giới Trọng Hoá
Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Lần đầu tiên huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, nhân sĩ trí thức, hộ sản xuất, kinh doanh giỏi…
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra các quy định về đất đai.
Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Việc này giúp loại bỏ dần những phong tục lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.
Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động