Du lịch - mũi nhọn kinh tế của huyện đảo Cát Hải

Mặc dù phát triển du lịch muộn hơn so với nhiều địa phương khác, nhưng du lịch đang trở thành mũi nhọn kinh tế quan trọng của huyện đảo Cát Hải, góp phần khẳng định Cát Hải là một trong ba cực tăng trưởng của TP. Hải Phòng.

Huyện đảo Cát Hải có quần đảo Cát Bà có diện tích gần 300km2, là địa bàn có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch; với 388 hòn đảo lớn nhỏ, có vườn Quốc gia Cát Bà; vùng biển Cát Bà là khu bảo tồn biển của Việt Nam, quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới; là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Không chỉ nổi tiếng với những bãi tắm đẹp, vịnh Lan Hạ nằm ở phía Đông đảo Cát Bà cũng là một địa điểm nguyên sơ hấp dẫn khách du lịch. Vịnh thanh bình ôm trọn Cát Bà thành hình vòng cung, tạo nên một bức tranh đất trời non nước hữu tình.

Ông Nguyễn Quang Vinh – Phó Chủ tịch UBND huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng - đã có cuộc trao đổi với phóng viên về những đột phá của du lịch dịch vụ huyện đảo thời gian qua.

Du lịch - mũi nhọn kinh tế của huyện đảo Cát Hải
Vịnh Lan Hạ mang vẻ đẹp nguyên sơ hấp dẫn du khách trải nghiệm

Với tiềm năng lợi thế của huyện đảo, đến nay, ngành dịch vụ du lịch của Cát Hải đang có bước phát triển đột phá như thế nào, thưa ông?

Thời gian qua, huyện Cát Hải tập trung phát triển ba mũi nhọn kinh tế đó là dịch vụ cảng biển, logistics, công nghiệp công nghệ cao và du lịch dịch vụ, trong đó Cát Bà là trọng tâm phát triển dịch vụ du lịch.

Chỉ trong vòng 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2015-2020, với sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, thành phố và nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cát Hải, ngành du lịch dịch vụ đã có bước phát triển đột phá, tạo nên diện mạo mới của một huyện đảo năng động, sáng tạo. Theo đó, du lịch dịch vụ đạt con số tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay với mức bình quân 17%/năm.

Riêng Cát Bà, năm 2019, lượng khách du lịch đã vượt chỉ tiêu 41%, doanh thu từ hoạt động du lịch - dịch vụ đạt trên 1,8 nghìn tỷ đồng, vượt 2,4 lần so chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XI. Nhờ đó, du lịch - dịch vụ đã trở thành ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo của huyện.

So với "người khổng lồ" vịnh Hạ Long của Quảng Ninh, du lịch Cát Hải, đặc biệt là Cát Bà mới phát triển hơn 10 năm. Từ năm 2016, huyện mới có 1 khách sạn tư nhân đầu tiên thì đến nay đã có 314 khách sạn, nhà nghỉ với hơn 6.458 phòng nghỉ (trong đó có 850 phòng nghỉ trên các tàu lưu trú nghỉ đêm trên vịnh), có khả năng đáp ứng 2 vạn khách/ngày; gần 80 tàu du lịch nghỉ đêm, trong đó có gần 40 tàu đạt 3-4 sao; hệ thống tàu tuyến theo tiếng là hơn 100 tàu. Ngoài ra, huyện Cát Hải có trên 270 nhà hàng, tập trung những sản phẩm hải sản của địa phương, cùng với đó là các sản phẩm đặc hữu khác như nông nghiệp, lâm nghiệp tạo sự khác biệt dành cho du khách.

Du lịch - mũi nhọn kinh tế của huyện đảo Cát Hải
Ông Nguyễn Quang Vinh – Phó Chủ tịch UBND huyện Cát Hải, TP Hải Phòng

Xác định du lịch là mũi nhọn kinh tế, vì vậy, thời gian qua Cát Hải tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp với tuyến đường xuyên đảo từ bến phà Cái Viềng về trung tâm du lịch Cát Bà.

Huyện cũng đang phối hợp với các doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục đầu tư xây dựng bến phà Cát Hải - Phù Long, góp phần hóa giải nút thắt về giao thông. Theo kế hoạch vào tháng 6/2021 khởi công, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào đầu năm 2022.

Đặc biệt, hệ thống điện 35 KV đang được thay thế bằng hệ thống đường dây 110 KV; xây dựng, hoàn thiện các hồ chứa nước mặt, khai thác có hiệu quả hệ thống nước ngầm và hệ thống lọc từ nước biển đủ công suất cung cấp cho 5 triệu du khách/năm.

Đáng chú ý, từ tháng 6/2020, tuyến cáp treo Cát Hải - Phù Long đi vào hoạt động. Đây vừa là sản phẩm du lịch, vừa là loại hình giao thông cao cấp, giúp giảm tàu phà Bến Gót, từng bước thực hiện mục tiêu đưa Cát Bà trở thành đảo du lịch sinh thái. Tuyến cáp treo Cát Hải – Phù Long có chiều dài 3.955m, nối địa bàn hai xã Đồng Bài và xã Phù Long thuộc huyện Cát Hải đã chính thức đi vào hoạt động, sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Cát Hải tới Cát Bà từ khoảng 20 phút bằng phà xuống còn 9 phút bằng cáp treo, đồng thời giảm tình trạng ùn tắc tại bến phà Gót trong mùa du lịch cao điểm. Du khách giờ đây đến với Cát Bà có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp thơ mộng của một phần “đảo ngọc” từ trên cao.

Du lịch - mũi nhọn kinh tế của huyện đảo Cát Hải
Du lịch góp phần quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế Cát Hải

Từ thành quả đột phá của du lịch dịch vụ, ông có thể chia sẻ lĩnh vực này đã góp phần làm thay đổi diện mạo của địa phương cũng như đời sống người dân huyện đảo?

Nếu như trước đây, người dân Cát Hải tập trung chủ yếu làm muối, chế biến hải sản, riêng tại đảo Cát Bà thì người dân chủ yếu là trồng cấy, khai thác thủy sản, tuy nhiên, từ khi phát triển du lịch người dân đã tham gia cung cấp các dịch vụ tại chỗ. Nhờ đó, đời sống người dân không ngừng cải thiện, trung bình, mỗi lao động thu nhập 5-6 triệu đồng/tháng. Đáng kể, du lịch đã tạo cơ hội cho địa phương sử dụng được lao động cao tuổi, thanh niên từ 18 tuổi trở lên.

Ngoài ra, du lịch phát triển, Cát Hải nói chung và Cát Bà nói riêng đã thu hút các nhà đầu tư lớn, tạo một sự đột phá mạnh mẽ, làm thay đổi diện mạo, cung cấp được các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang đẳng cấp quốc tế. Mặt khác, nhờ du lịch mà chính quyền TP. Hải Phòng đã dành sự quan tâm đặc biệt với địa phương thông qua sự đầu tư cơ sở kỹ thuật như lắp đặt hệ thống điện ra đảo; xây dựng hệ thống hồ chứa nước, đường giao thông….

Du lịch phát triển sôi động cũng là cơ hội để huyện Cát Hải và đảo Cát Bà được biết đến rộng rãi, tạo nhịp cầu giao lưu văn hóa cho người dân đia phương vốn dĩ là những ngư dân bình dị, chất phát, mộc mặc trở nên cởi mở, nhạy nhanh với cuộc sống hiện đại khi tham gia làm kinh tế.

Thực tế, Cát Bà đang là điểm đến hấp dẫn của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để tránh tình trạng phát triển quá nóng như một số điểm đến khác, hiện địa phương đang có lộ trình khai thác như thế nào, thưa ông?

Chúng tôi cũng đã nhận thấy, đi sau có bất lợi là xuất phát chậm, nhưng có lợi thế là tránh được những bấp cập của địa phương đi trước. Nhờ đó, quá trình khai thác, xây dựng chúng tôi đã có những bước đi đúng hướng. Đặc biệt, các nhà đầu tư muốn đầu tư, thực hiện các dự án phải thẩm định qua nhiều vòng, thậm chí có ý kiến của cộng đồng dân cư để tránh phá vỡ cảnh quan, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường; người dân cũng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong phát triển du lịch bền vững. Hiện sau nhiều năm phát triển, Cát Bà vẫn giữ được nét hoang sơ, vẻ đẹp riêng có.

Về quản lý, chúng tôi đi sau nên cũng đã được rút kinh nghiệm quý báu. Trong đó, không để xảy ra tình trạng ăn xin, bán hàng rong, hạn chế thấp nhất tình trạng cò mồi gây sự phiền hà tới du khách. Trong một số dịch vụ công cộng, chúng tôi đang không ngừng cải thiện, như đầu tư khu nhà với nhà vệ sinh công cụ đủ đáp ứng lượng khách nhất định, đạt tiêu chuẩn, tạo sự tin tưởng cho khách tại bến Bèo.

Đồng thời, bố trí lắp đặt bổ sung hệ thống camera an ninh tại trung tâm du lịch Cát Bà nhằm hỗ trợ công tác quản lý, chú trọng triển khai các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, xử lý, triệt phá nạn chèo kéo khách; đảm bảo cao nhất về an toàn thực phẩm... qua đó giữ vững và tạo sự lan tỏa về hình ảnh du lịch Cát Bà an toàn, thân thiện, nghĩa tình.

Đặc biệt, huyện đảo Cát Hải nói chung và Cát Bà nói riêng đang thúc đẩy số hóa các dư địa chỉ, điểm du lịch. Tới đây, từ ngày 13/5, chúng tôi sẽ triển khai bán vé tham quan vịnh, nghỉ đêm bằng điện tử, tạo điều kiện cho du khách đến với Cát Bà.

Du lịch - mũi nhọn kinh tế của huyện đảo Cát Hải
Bãi tắm Ba Trái Đào trên vịnh Lan Hạ đang là điểm thưởng ngoạn lý tưởng của du khách

Cá biệt hóa các sản phẩm đang là ưu tiên, hướng đi của nhiều địa phương để thu hút khách du lịch trong bối cảnh dịch Covid-19. Hiện, Cát Hải cũng như Cát Bà đang có lợi thế để xây dựng các dòng sản phẩm mới, hấp dẫn, ông có chia sẻ gì về triển vọng này?

Cát Bà có vịnh Lan Hạ - một trong các vịnh đẹp nhất thế giới, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đầu tư, triển khai hệ thống tàu du lịch cao cấp phục vụ thị trường khách có mức chi trả cao. Tuy nhiên, trước sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành du lịch xoay trục khai thác thị trường du lịch nội địa, nên hiện các sản phẩm cao cấp này đang được các doanh nghiệp cung cấp với mức giá phù hợp nhất, đặc biệt là gia tăng các tiện ích, tăng trải nghiệm, giá trị dành cho khách hàng, điển hình như du thuyền Heritage Bình Chuẩn. Do vậy, thời điểm hiện nay sẽ là cơ hội tốt nhất để người dân trong nước trải nghiệm dòng sản phẩm cao cấp này vốn dĩ trước đây hầu như chỉ dành cho khách ngoại.

Ngoài ra, nhằm đa dạng sản phẩm, hiện Cát Hải đang nỗ lực phá thế du lịch một mùa, hướng tới điểm đến 4 mùa; phát triển thêm các dòng du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch golf để thu hút khách chi trả cao.

Trong khó khăn của ngành du lịch, chính quyền huyện Cát Hải luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về mặt thủ tục hành chính, giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm tới thị trường. Như mới đây, chúng tôi đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức hội nghị giới thiệu du lịch Cát Bà tạo điều kiện, làm cầu nối cho doanh nghiệp giới thiếu sản phẩm tới thị trường, từng bước vượt qua khó khăn.

Đặc biệt, vừa qua, chúng tôi cũng đã có đề xuất về cơ chế để doanh nghiệp du thuyền hoạt động thuận lợi trên vịnh Hạ Long, Quảng Ninh và vịnh Lan Hạ, Cát Bà. Hiện chính quyền TP. Hải Phòng, Quảng Ninh cũng đã đề nghị Chính phủ gửi đề xuất tới UNESCO công nhận vịnh Hạ Long - Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới. Theo đó, nếu được công nhận trong quy chế quản lý chung thì sẽ có sự thống nhất về quản lý để doanh nghiệp hoạt động, phát triển.

Du lịch - mũi nhọn kinh tế của huyện đảo Cát Hải
Du thuyền cao cấp Heritage Bình Chuẩn đang là lựa chọn khám phá di sản của nhiều du khách trên Vịnh Lan Hạ
Du lịch - mũi nhọn kinh tế huyện đảo Cát Hải

Dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên thế giới, tuy nhiên, Việt Nam đang kiểm soát thành công dịch bệnh, vậy ông có dự báo nào về khả năng phục hồi của du lịch nội địa, trong đó có huyện đảo Cát Hải năm 2021?

Chúng tôi kỳ vọng dịch Covid-19 sẽ sớm được kiểm soát, cùng sự chung tay nỗ lực của Chính phủ, doanh nghiệp, người dân thì mới sớm đạt được các thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, cũng như tạo cơ hội cho du lịch bật lên được, qua đó sẽ giúp cho các dòng sản phẩm cao cấp, chất lượng đón lượng khách lớn.

Năm 2021, nếu không bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 lần 1 thì riêng Cát Bà đặt chỉ tiêu 3 triệu lượt khách. Hiện chúng ta đang dừng đón khách quốc tế, chỉ tập trung nội địa nên huyện không đặt nặng mục tiêu mà điều chỉnh đón lượng khách có chi trả cao. Trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, theo đăng ký của khách du lịch, hiện công suất phòng tại Cát Bà đạt trên 90%, các khách sạn 3-5 sao đạt 100% công suất. Đây là tín hiệu khá lạc quan để Cát Bà có những khởi sắc trong năm.

Nhằm kích cầu du lịch nội địa, Cát Hải đang triển khai chuỗi hoạt động năm 2021, trong tháng 4-5 sẽ có sự kiện điểm nhấn như: Lễ đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, Huân chương Lao động hạng III, khai mạc du lịch hè 2021. Tuy nhiên, song song cùng các hoạt động du lịch, chúng tôi đặc biệt quan tâm, thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch. Ngay trong công tác tổ chức lễ hội khai mạc du lịch dịp 30/4-1/5, chúng tôi cũng đã lên kịch bản riêng về phòng chống dịch Covid-19.

Xin cảm ơn ông!

Hoa Quỳnh (thực hiện)

Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Dù đã đạt được những thành quả trong việc thông tin, truyền thông về dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, ngành, địa phương.
Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Vướng mắc liên quan tới đất đai vẫn là một trong những vấn đề phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại Hòa Bình.
Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn nhiều khó khăn vì thế công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo cần đặc biệt chú trọng.
Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

100 học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ của vùng cao Yên Bái không chỉ được nhận quà từ các đơn vị mà còn được trải nghiệm hoạt động khoa học.
Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên được nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc.
Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu được nhiều địa phương tại Tuyên Quang quan tâm, thực hiện.
Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tốt.
Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Trên 84% là đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 50%, Hà Giang hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc.
Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Hiện toàn tỉnh còn 112 thôn, bản chưa có điện, Hà Giang phấn đấu đến 2025 không còn “vùng lõm” về điện, tuy nhiên còn rất nhiều thách thức đặt ra cho Hà Giang.
Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Có điện lưới quốc gia, giờ đây 95 hộ dân là đồng bào dân tộc Nùng ở Ma Lỳ Sán (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.
Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước đã được nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang ủng hộ.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng 9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên.
Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa đã chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số, giúp người dân thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.
Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế theo hướng khoa học và đổi mới làm cho bào dân tộc Chứt ở xã biên giới Trọng Hoá
Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Lần đầu tiên huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, nhân sĩ trí thức, hộ sản xuất, kinh doanh giỏi…
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra các quy định về đất đai.
Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Việc này giúp loại bỏ dần những phong tục lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.
Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động