Hội nghị Văn hóa toàn quốc: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh
Cơ chế - Chính sách Thứ ba, 02/11/2021 - 17:19
Hội nghị nhằm đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua; từ đó thống nhất phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045.
Hội nghị còn là diễn đàn lắng nghe những ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị, chia sẻ của các nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sỹ quyết tâm đồng hành với dân tộc, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, triển khai thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Thông qua tuyên truyền, cổ vũ, hội nghị còn là dịp động viên các nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sỹ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất trong ý chí, hành động; liên kết các lực lượng làm công tác văn hóa, văn nghệ trong và ngoài nước tạo thành một mặt trận đồng lòng, dốc sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại.
Trong khuôn khổ hội nghị, có nhiều hoạt động được tổ chức, như: Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”; chương trình nghệ thuật chào mừng hội nghị với chủ đề “Việt Nam với khát vọng phát triển phồn vinh và hạnh phúc”; các phóng sự tài liệu về đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ qua các thời kỳ…
Ngày 24/11/1946, tại Hà Nội, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập. Chủ tịch Hồ Chí Minh khai mạc hội nghị. Người chỉ rõ: Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện Độc lập, Tự cường và Tự chủ. Đây chính là kim chỉ nam xuyên suốt mọi hoạt động của ngành văn hóa và thông tin...
Tròn 75 năm kể từ đó, dưới ngọn cờ của Đảng, nhân dân ta kế thừa, phát triển và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, không ngừng sáng tạo những giá trị văn hóa mới thấm đẫm tinh thần yêu nước và lý tưởng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đất nước và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đưa đất nước vững bước trong xu thế phát triển của nhân loại tiến bộ.
Tin mới nhất

Nỗ lực giảm nghèo vùng Tây Nguyên

Trưởng Ban Dân vận Trung ương đánh giá cao công tác dân vận của tỉnh Đắk Lắk

Hà Giang: Thu hút đầu tư hạ tầng để phát triển thương mại - dịch vụ

Lạng Sơn: Khẩn trương xác minh, làm rõ quy trình thực hiện Dự án khu đô thị mới Mai Pha

Kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X: Thông qua 4 Nghị quyết quan trọng
Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk luôn quan tâm công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Quảng Bình: Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vùng giáo xứ

Bắc Giang tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số

Bài 3: Động lực từ niềm tin và sự lan toả từ chính sách nhân văn

Chính sách của Đảng và Nhà nước làm thay đổi đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Thanh Hóa

Bài 1: Chính sách nhân văn và sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp

Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Từ chính sách đến thực tiễn

Hành trình phát triển cây mắc ca “tỷ đô” trên miền Tây Bắc

Để thành phố Buôn Ma Thuột phát huy vai trò trung tâm Tây Nguyên

Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Tránh chính sách tốt nhưng khâu thực hiện chậm, không đồng bộ

Người dân Nậm Nhùn: Loay hoay tìm thị trường cho nghề nuôi cá lồng

Phát triển thị trường vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Còn nhiều rào cản

Tuyên truyền chính sách dân tộc: “Đối tượng đặc thù phải có giải pháp đặc thù”

Khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo

Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Australia

Hợp tác nông nghiệp Việt Nam – châu Phi: Tìm phương thức mới, phát triển bền vững

Sơn La: Bảo đảm an toàn thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu

Du lịch tâm linh gắn với văn hoá, lịch sử: Phát huy các giá trị kết nối
