Lạng Sơn: Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã chịu ảnh hưởng lớn của Covid-19
Cơ chế - Chính sách Thứ bảy, 14/08/2021 - 07:00
Hoạt động cầm chừng, không đạt được chỉ tiêu về doanh thu
Bà Đoàn Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, đến hết 31/7/2021, trên toàn tỉnh có tổng số 386 hợp tác xã (HTX). Trong đó, thành lập mới 42 HTX (đạt 140% kế hoạch), 04 HTX giải thể. Tổng số thành viên của HTX là 4.550 thành viên; tổng số lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 8.440 người. Doanh thu bình quân của HTX đạt 500 triệu đồng/HTX (đạt 45% kế hoạch).
![]() |
Sản xuất, tiêu thụ na theo tiêu chuẩn VietGap của HTX nông sản huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn |
Trước đây, tỉnh có 02 liên hiệp HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, với 13 HTX thành viên tham gia, tuy nhiên, hiện có 01 liên hiệp HTX ngừng hoạt động (Liên hiệp HTX sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn Lạng Sơn), 01 liên hiệp HTX hoạt động suy giảm, doanh thu thấp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (Liên hiệp HTX Đông Bắc Lạng Sơn). Ngoài ra, tỉnh hiện có 220 tổ hợp tác, song do dịch Covid-19 diễn biến kéo dài, các tổ hợp tác hầu như không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả.
“Do tác động của dịch Covid-19, phải áp dụng các biện pháp phong tỏa đối với các khu vực có ca lây nhiễm, việc hạn chế đi lại giữa các vùng trong tỉnh và giữa tỉnh với các địa phương khác khiến cho nguồn hàng, nguồn nguyên liệu bị thiếu hụt, làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh và giao thương hàng hóa của các HTX” - bà Đoàn Thu Hà cho hay.
Cùng với đó, là các biện pháp giãn cách xã hội khiến cho nhu cầu về tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của HTX bị ảnh hưởng mạnh, có HTX sản xuất ra nhưng không bán được sản phẩm, không có doanh thu, làm ảnh hưởng đến khả năng trả lương cho người lao động cũng như các hoạt động tài chính khác.
Đồng thời, do quy mô sản xuất của các HTX nhỏ, lẻ nên hầu hết các HTX sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản đều bị ảnh hưởng bởi dịch, sản lượng cung ứng ra thị trường ước giảm từ 10-15%, có HTX giảm trên 30-40%; giá bán các sản phẩm ước giảm 20%, một số sản phẩm giảm tới 50% như giá rau, ớt, hoa qủa các loại, gia cầm, gà, vịt… so với thời điểm trước dịch Covid-19.
Các HTX hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp hoạt động duy trì và cầm chừng, không đạt được chỉ tiêu về doanh thu so với kế hoạch đã đề ra nên bị thiệt hại rất nặng nề đến tình hình hoạt động. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, việc thành lập các chốt kiểm dịch liên ngành giúp đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh, tuy nhiên lại làm tăng thời gian vận chuyển của các phương tiện chở hàng xuất khẩu vì phải dừng, đỗ thực hiện thủ tục liên quan.
Hiện tại có 05/12 cửa khẩu trên địa bàn đang thông quan hàng hóa, các cửa khẩu phụ khác vẫn đang tạm thời ngừng hoạt động để đảm bảo công tác kiểm soát dịch bệnh, ảnh hưởng tới hiệu suất thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bến bãi, dịch vụ.
Tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều doanh nghiệp đối tác phía Trung Quốc cắt giảm đơn hàng do lo ngại việc hàng hóa có mầm bệnh, nhất là đối với hàng lạnh. Từ đầu năm tới nay, nhiều mặt hàng như ớt quả tươi, vải, thanh long... đều gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Do đó tác động gián tiếp đến hoạt động của HTX trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, dịch vụ, vận tải.
Gỡ điểm nghẽn về chính sách hỗ trợ
Theo bà Đoàn Thu Hà, mặc dù nhiều chính sách hỗ trợ đã được ban hành, trong đó có những cách thức tác động mang tính khuyến khích đối với các chủ thể thuộc mọi thành phần như: Gia hạn thời hạn nộp thuế, tạo cơ hội tiếp cận với nguồn vốn có lãi suất ưu đãi, ban hành những thủ tục hành chính đơn giản và các chế độ ưu đãi đặc biệt khác…Tuy nhiên, trên thực tế, có một số chính sách không quy định HTX thuộc phạm vi điều chỉnh hoặc thuộc diện điều chỉnh dẫn đến các HTX vẫn gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận và thụ hưởng.
Việc triển khai các chính sách hỗ trợ đối với khu vực kinh tế tập thể, HTX trong những tháng đầu năm 2021 cũng chưa được thực hiện kịp thời như: Tuyên truyền phát triển HTX, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường chưa thực hiện được; việc xây dựng, đánh giá các mô hình, các thí nghiệm và việc tổ chức các hội nghị hội thảo khoa học, tập huấn kỹ thuật bị chậm so với kế hoạch đề ra, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, công tác tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ cũng gặp nhiều khó khăn do hạn chế tiếp xúc.
Chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX đã có nhưng trong quá trình thực hiện còn vướng mắc về thủ tục, yêu cầu về hồ sơ, chứng từ thanh toán khiến cho các HTX phải bổ sung, chỉnh sửa nhiều lần, ảnh hưởng đến tâm lý của các HTX và tiến độ thực hiện hỗ trợ.
“Các HTX chưa được thụ hưởng đầy đủ chính sách của nhà nước về ưu đãi, khuyến khích hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX, hỗ trợ dịch bệnh Covid-19 do nguồn ngân sách địa phương, chính sách, đối tượng chưa quy định cụ thể, tiêu chuẩn còn quá cao, thủ tục phức tạp, không sát thực tiễn và chưa phù hợp với điều kiện, nhu cầu của các HTX” - bà Đoàn Thu Hà nhấn mạnh.
Đặc biệt, việc tiếp cận vốn vay gặp nhiều khó khăn do HTX còn nhỏ lẻ, thiếu năng lực, thiếu tài sản đảm bảo; chính sách đưa cán bộ trẻ có trình độ đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại HTX chưa hấp dẫn nên chưa thu hút được nhân lực giúp HTX hoạt động có hiệu quả. Nhiều HTX chưa nắm bắt rõ thông tin chính sách và điều kiện về đối tượng thụ hưởng hỗ trợ của chính sách chưa phù hợp với điều kiện thực tế của các HTX.
Ngoài ra, hầu hết các HTX trên địa bàn tỉnh hiện nay đang hoạt động với phương thức thủ công, truyền thống; quy mô đầu tư nhỏ, trình độ công nghệ không cao, đơn giản. Các kỹ năng về thương mại điện tử; tìm kiếm, đánh giá và quản lý thông tin; truyền thông số; ứng dụng mô hình kinh doanh mới... của HTX trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn còn thấp. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin vẫn còn khá lạc hậu, gây khó khăn trong quá trình chuyển đổi số. Một số vùng sâu, vùng xa, vùng lõm cơ sở hạ tầng viễn thông di động chưa phủ sóng di động đến được.
Tin mới nhất

Lạng Sơn nỗ lực trên hành trình giảm nghèo bền vững

Đắk Lắk: Đẩy mạnh công tác số hóa các Di sản văn hóa

22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh được hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn

Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách pháp luật về dân tộc tôn giáo

Hỗ trợ khởi nghiệp và đầu tư vào khu vực miền núi
Tin cùng chuyên mục

Hộ nghèo dân tộc thiểu số được hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề

Đắk Lắk: Phát triển toàn diện, bền vững đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Nội: Cần có chính sách đặc thù, phù hợp để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đẩy nhanh các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Đắk Nông: Từng bước nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Cần thực hiện quyết liệt công tác dân tộc trong tình hình mới tại khu vực Tây Nguyên

Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021 - 2030: Đề xuất cơ chế điều phối

Đắk Lắk: Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận công nghệ thông tin

Bổ nhiệm Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

Nỗ lực giảm nghèo vùng Tây Nguyên

Trưởng Ban Dân vận Trung ương đánh giá cao công tác dân vận của tỉnh Đắk Lắk

Hà Giang: Thu hút đầu tư hạ tầng để phát triển thương mại - dịch vụ

Lạng Sơn: Khẩn trương xác minh, làm rõ quy trình thực hiện Dự án khu đô thị mới Mai Pha

Kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X: Thông qua 4 Nghị quyết quan trọng

Đắk Lắk luôn quan tâm công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Quảng Bình: Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vùng giáo xứ

Bắc Giang tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số

Bài 3: Động lực từ niềm tin và sự lan toả từ chính sách nhân văn

Chính sách của Đảng và Nhà nước làm thay đổi đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Thanh Hóa
