Người dân Nậm Nhùn: Loay hoay tìm thị trường cho nghề nuôi cá lồng

Tận dụng lợi thế trên vùng lòng hồ thuỷ điện Lai Châu, nghề nuôi cá lồng trở thành hướng đi mới, tiềm năng trong phát triển kinh tế của bà con khu tái định cư huyện Nậm Nhùn. Tuy nhiên, những người nuôi cá lồng ở đây cũng gặp không ít khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

Khó tiêu thụ sản phẩm

Gia đình anh Lê Văn Vũ ở xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn bắt đầu nuôi cá lồng từ năm 2017. Gia đình anh hiện có 30 lồng cá, với diện tích mỗi lồng 12m, nuôi các loại cá lăng, cá chiên, chép, trắm… mỗi lứa cá sau khi xuất bán trừ các khoản chi phí gia đình anh thu về trên 300 triệu đồng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Hà Nội.

Người dân Nậm Nhùn: Loay hoay tìm thị trường cho nghề nuôi cá lồng

Lãnh đạo huyện Nậm Nhùn thăm mô hình nuôi cá lồng của gia đình anh Lê Văn Vũ ở xã Mường Mô

Tuy nhiên anh Vũ cũng cho biết, do giao thông đi lại khó khăn, khoảng cách xa với các thị trường tiêu thụ, thành phố lớn nên mỗi lứa cá đến kỳ xuất bán gia đình anh phải loay hoay với bài toán tìm đầu ra cho sản phẩm và thức ăn cho cá làm sao hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất.

Đặc biệt 2 năm nay do đại dịch Covid-19, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách, các cửa hàng quán ăn phải đóng cửa khiến nhiều thương lái đã dừng, thậm chí hủy đơn hàng đã đặt trước nên gia đình anh Vũ cũng như hầu hết các hộ chăn nuôi cá lồng trên địa bàn phải gồng mình để cầm cự với số cá đã quá thời kỳ xuất bán nhưng không có người mua, trong khi cá càng lớn sức ăn lại càng mạnh, nhưng giá bán thì giảm tới gần 1 nửa so với trước dịch. Ví dụ như cá lăng đen - loại cá chủ lực của Nậm Nhùn trước đây có giá bán từ 100.000 - 120.000 đồng/kg nay giảm xuống chỉ còn 60.000đồng/kg.

Cùng hoàn cảnh như hộ gia đình anh Vũ, nhiều bà con ở vùng biên Nậm Nhùn cũng gặp không ít khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nhưng chưa có giải pháp khắc phục.

Hướng tới phát triển bền vững

Theo ông Trần Anh Đôn, Chủ tịch UBND xã Mường Mô (huyện Nậm Nhùn), đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã đang triển khai nuôi khoảng 250 lồng cá, trong đó tập trung vào các loại cá đặc sản của địa phương như cá lăng chấm, cá chiên sông đà.

Ưu điểm khi nuôi cá ở lòng hồ thuỷ điện trên địa bàn Nậm Nhùn là dễ chăm sóc, nuôi được mật độ cao, nhiều chủng loại cá, nhất là những loại cá đặc sản địa phương.

Thực tế thời gian qua, nghề nuôi cá lồng đã giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan nên hiện nghề này đang gặp không ít khó khăn.

Để tháo gỡ các nút thắt, cũng như hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nghề chăn nuôi cá lồng trên diện tích lòng hồ thuỷ điện, để nghề nuôi cá trở thành kế sinh nhai cho người dân tái định cư và hộ dân sống xung quanh lòng hồ, huyện Nậm Nhùn đã, đang tiến hành các bước để tiến tới xây dựng xưởng chế biến cá ngay tại địa phương.

Theo lãnh đạo huyện Nậm Nhùn, việc chuẩn bị các bước để xây dựng xưởng chế biến cá trên địa bàn được huyện xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, để cá lồng trở thành sản phẩm hàng hóa thông qua việc sản xuất, chế biến ra những sản phẩm cá đặc trưng mang thương hiệu của Nậm Nhùn với vùng nuôi sạch. Ngoài ra, đây cũng là giải pháp hướng tới giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, từ đó giúp người dân được tiếp cận với chuyển giao công nghệ, tiếp thu công nghệ và tiêu thụ sản phẩm cá một cách bài bản hơn, mang lại hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn bền vững.

Phát triển sản xuất, tiêu thụ cũng như chế biến sản phẩm cá là một bài toán dài hơi ở vùng biên còn nhiều khó khăn như Nậm Nhùn. Theo đó, việc khảo sát, xây dựng xưởng chế biến cá của Nậm Nhùn cần sớm được đẩy nhanh và hoàn thiện, để từ đó nâng cao thu nhập cho bà con chăn nuôi, tạo được động lực để thực hiện mục tiêu chung là sớm đưa Nậm Nhùn thoát khỏi huyện nghèo.
Thanh Tâm - Hoài Dương

Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Dù đã đạt được những thành quả trong việc thông tin, truyền thông về dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, ngành, địa phương.
Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Vướng mắc liên quan tới đất đai vẫn là một trong những vấn đề phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại Hòa Bình.
Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn nhiều khó khăn vì thế công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo cần đặc biệt chú trọng.
Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

100 học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ của vùng cao Yên Bái không chỉ được nhận quà từ các đơn vị mà còn được trải nghiệm hoạt động khoa học.
Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên được nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc.
Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu được nhiều địa phương tại Tuyên Quang quan tâm, thực hiện.
Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tốt.
Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Trên 84% là đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 50%, Hà Giang hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc.
Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Hiện toàn tỉnh còn 112 thôn, bản chưa có điện, Hà Giang phấn đấu đến 2025 không còn “vùng lõm” về điện, tuy nhiên còn rất nhiều thách thức đặt ra cho Hà Giang.
Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Có điện lưới quốc gia, giờ đây 95 hộ dân là đồng bào dân tộc Nùng ở Ma Lỳ Sán (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.
Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước đã được nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang ủng hộ.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng 9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên.
Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa đã chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số, giúp người dân thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.
Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế theo hướng khoa học và đổi mới làm cho bào dân tộc Chứt ở xã biên giới Trọng Hoá
Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Lần đầu tiên huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, nhân sĩ trí thức, hộ sản xuất, kinh doanh giỏi…
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra các quy định về đất đai.
Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Việc này giúp loại bỏ dần những phong tục lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.
Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động