Để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, nhiều địa phương đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.
Phiên chợ sâm Ngọc Linh gắn với du lịch và sản phẩm đặc hữu là hoạt động quảng bá sản phẩm sâm Ngọc Linh đầu tiên được tỉnh Kon Tum tổ chức. Đây là sự kiện được kỳ vọng sẽ góp phần quảng bá hình ảnh địa phương, sản phẩm sâm Ngọc Linh và các sản phẩm đặc hữu khác. Từ đó, thu hút các nhà đầu tư đến với Tu Mơ Rông - vùng đất núi rừng giàu truyền thống cách mạng đang vươn lên trong sự nghiệp đổi mới.
Theo các chuyên gia, sau sản xuất, xúc tiến bán hàng, giờ là lúc tỉnh Sơn La cần bàn đến câu chuyện logistics - yếu tố quan trọng nhất để tiêu thụ nông sản và là "nút thắt" cần tháo gỡ hiện nay.
Là một tỉnh miền núi, nằm ở vị trí trung tâm khu vực Tây Bắc, nhưng với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, Sơn La đã vươn lên đứng thứ 2 cả nước về diện tích cây ăn quả và lớn nhất khu vực miền Bắc, đặc biệt, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản hàng năm tăng với tốc độ khá cao.
Từ 0h ngày 6/10/2021, Hà Giang đồng ý cho người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 (ít nhất 14 ngày), có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 … được vào địa phương này công tác (trừ các trường hợp ở các tỉnh/thành phố đang thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg).
Điện, đường, trường, trạm... là những hạng mục quan trọng cần đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, đến thời điểm này trên địa bàn các huyện miền núi ở Nghệ An vẫn còn 115 thôn, bản và Đảo Mắt chưa được tiếp cận điện lưới…
Tính đến tháng 8/2021, Vùng trung du và miền núi phía Bắc hiện có 1.169 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 21,11 tỷ USD, chiếm 3,43% tổng số dự án và 5,27% tổng vốn FDI đang đầu tư tại Việt Nam.
Sau gần 4 năm triển khai tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), tình hình tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài đã giảm nhưng chưa vững chắc. Việt Nam đang đặt mục tiêu chấm dứt tình trạng này vào năm 2022.
Là một tỉnh miền núi nhưng tỉnh Lạng Sơn được đánh giá nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có kết quả tốt nhất ứng dụng công nghệ phòng, chống Covid-19. Các công nghệ được ứng dụng trong phòng chống Covid-19 tại Lạng Sơn đều được triển khai nhanh chóng, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở.
Năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, ngay trong bối cảnh đầy khó khăn đó, các địa phương khu vực biên giới - nơi tập trung sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) - không chỉ đảm bảo an ninh, quốc phòng, phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả mà còn duy trì phát triển kinh tế - xã hội.
Sinh thời Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là nhà quân sự thiên tài mà còn là nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược trong việc phát triển khoa học - kỹ thuật biển, xây dựng kinh tế biển, đảo. Kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông (25/8/1911 – 25/8/2021) là dịp bổ ích để nhìn lại những tư duy chiến lược ấy.
Trước những khó khăn trong triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá của các địa phương khu vực biên giới, Bộ Công Thương đang nỗ lực gia tăng nguồn lực hỗ trợ, đồng thời phối hợp đồng bộ với các Bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ.
Ngày 23/8/2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có công thư gửi Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc và Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đề nghị tạo thuận lợi cho hoạt động thông quan và xuất khẩu các mặt hàng nông sản, trái cây của Việt Nam.
Theo báo cáo của Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hoành Mô (huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh), trong 8 tháng qua, Cơ quan Hải quan tại đây đã thông quan 2.128 tờ khai trên hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia (VNACCS/VCIS) với kim ngạch đạt gần 92 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, số tờ khai tăng 36,37% và tăng 74,24% về kim ngạch.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, các cơ quan quản lý cửa khẩu của cả Trung Quốc và Việt Nam đều đã phải tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, Bộ Công Thương mới có khuyến cáo đến doanh nghiệp xuất khẩu qua cửa khẩu.
Hạ tầng giao thông được xác định là yếu tố quan trọng, giúp thuận lợi thông thương, đồng thời phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông của các tỉnh có đường biên giới phát triển không đồng đều và chưa đáp ứng nhu cầu.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An, để tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội khu vực biên giới tiếp tục phát triển, tỉnh kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, thương mại, cụm công nghiệp, cảng biển... tại khu vực này.
Được đánh giá có tiềm năng thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, nhưng cho đến nay nhiều tỉnh biên giới vẫn chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư, nhất là những dự án lớn, dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một trong những lý do được đưa ra đó là, thiếu những chính sách hấp dẫn, nhằm tạo sức hút mạnh mẽ đối với nhà đầu tư.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, với quyết tâm giữ vững thành quả đã đạt được trong phòng, chống dịch, không để dịch bệnh lây lan trên địa bàn, ngày 4/8/2021, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Công văn số 3125/UBND-VHXH về việc tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống Covid-19.
Địa chỉ đỏ trên đỉnh núi Cao Ba Lanh có độ cao 1.050 m so với mực nước biển, được ví như “nóc nhà” vùng Đông Bắc, là một danh thắng của Quảng Ninh nằm sát đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc, gắn với chiều dài lịch sử bảo vệ cương thổ quốc gia.