Khu vực biên giới: Giữ ổn định giữa đại dịch
Kinh tế - Hội nhập Thứ năm, 26/08/2021 - 18:00
Chống dịch hiệu quả
Từ đầu năm 2021, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát và có diễn biễn phức tạp tại các nước có chung đường biên giới với Việt Nam, để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, thâm nhập vào nội địa, hàng nghìn chốt kiểm soát COVID-19 đã được dựng lên tại các đường biên giới, trong đó Bộ đội Biên phòng giữ vai trò chủ lực. Ngày cũng như đêm, mặc nắng cháy, mưa dầm, các lực lượng tại khu vực biên giới đã nỗ lực tuần tra, kiểm soát chặt chẽ đường biên, mốc giới, nhất là các đường mòn, lối mở trên biên giới với Trung Quốc... kịp thời ngăn chặn các vụ việc vượt biên trái phép, đưa người nhập cảnh trái phép đi cách ly. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bộ đội Biên phòng của Trung Quốc, Lào, Campuchia giải quyết kịp thời, có hiệu quả các sự kiện xảy ra trên biên giới.
![]() |
Thủy điện Sơn La đang đóng góp lớn vào sản lượng điện toàn quốc |
Báo cáo tại Hội nghị Phát triển khu vực biên giới do Bộ Công Thương tổ chức mới đây, cho thấy, tính đến tháng 6/2021, trên tuyến biên giới với Trung Quốc đã có hơn 24.040 người nhập cảnh trái phép bị phát hiện; tuyến biên giới với Campuchia đứng thứ hai với 4.501 người; tuyến biên giới với Lào 1.352 người. Tất cả số người nhập cảnh trái phép được phát hiện và bàn giao cho địa phương cách ly, xử lý theo quy định.
Với những cố gắng này, an ninh, quốc phòng trên cả 3 tuyến biên giới với Lào, Campuchia và Trung Quốc thời gian qua được đảm bảo, củng cố. Tình hình trật tự tại khu vực biên giới cơ bản ổn định, không xảy ra các vụ việc đột xuất, bất ngờ, phức tạp. Hơn thế, trong lúc dịch bệnh COVID-19 trong nội địa đang diễn biến phức tạp, khó lường thì các địa phương biên giới vẫn đảm bảo chống dịch hiệu quả, không ít tỉnh nhiều tháng qua không có thêm ca F0 nào khởi phát hoặc lây nhiễm trong cộng đồng, như: Quảng Ninh, Hà Giang, Lai Châu...
Duy trì tăng trưởng kinh tế
Thông tin của Bộ Công Thương tại Hội nghị Phát triển khu vực biên giới cũng cho thấy, năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, trước bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều thách thức do dịch bệnh COVID-19 gây ra, các địa phương biên giới đã phối hợp chặt chẽ với bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan để nhanh chóng hợp tác với các cơ quan từ trung ương đến địa phương biên giới các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia thống nhất triển khai mô hình thông quan phòng dịch tại các cửa khẩu biên giới đường bộ; kịp thời cùng nước bạn điều chỉnh, kéo dài thời gian thông quan ở cửa khẩu hoặc mở thêm lối thông quan để giải phóng hàng nông sản cho cả nước trong những thời điểm ùn tắc ở cửa khẩu… Nhờ đó việc lưu chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đường bộ trên tuyến biên giới phía Bắc, phía Tây và Tây Nam được đảm bảo thông suốt, không gián đoạn.
Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp tại các tỉnh biên giới và các khu vực biên giới tiếp tục phục hồi và phát triển, hơn 50% các tỉnh khu vực này có chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của cả nước (9,3%).
Cũng nhờ việc kiểm soát tốt dịch bệnh trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ở khu vực biên giới được tiếp tục duy trì. Trong đó, Thanh Hóa tăng trưởng đạt 3,47%; Lào Cai 5,1%; Sơn La 5,6%; Nghệ An 4,6%; Quảng Bình 4,4%; An Giang 5,7%; Bình Phước 4,35%... Kết quả tăng trưởng của các địa phương biên giới đã góp phần cùng với ngành nông nghiệp thể hiện vai trò ‘‘bệ đỡ’’ của nền kinh tế trong lúc khó khăn, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch.
Cùng với công nghiệp, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, sản xuất thủy điện và nhiệt điện ở khu vực biên giới tiếp tục vận hành hiệu quả, đóng góp đến 44% trong tổng sản lương điện toàn quốc, góp phần củng cố an ninh năng lượng, đảm bảo sản xuất và nâng cao đời sống cho nhân dân, trong đó có một bộ phận không nhỏ là đồng bào DTTS.
Tin mới nhất

Đắk Lắk sẽ tổ chức Lễ hội sầu riêng năm 2022

Tỉnh Điện Biên: nhận chuyển giao công nghệ trồng sâm từ Hàn Quốc

Đắk Nông: Vườn nho trĩu quả trên đất bazan thu hút khách du lịch

Đắk Nông: Cây mắc ca giúp người M'nông huyện biên giới Tuy Đức làm giàu

Cửa khẩu Ma Lù Thàng: Chưa thể trở lại nhịp giao thương sôi động
Tin cùng chuyên mục

Lực đẩy để tỉnh Hà Giang hoàn thành các mục tiêu lớn

Bắc Kạn: Đẩy mạnh số hoá công tác xúc tiến thương mại

“Bắt tay” tiêu thụ sản phẩm OCOP cho bà con dân tộc thiểu số

Bài 2: Đổi thay từ thực tế 3 huyện nghèo của Lai Châu

Tu Mơ Rông: Những bước tiến vững chắc

Bố Trạch: Kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số khởi sắc

Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc thiểu số

Tỉnh Sơn La hỗ trợ phát triển kinh tế cho bà con dân tộc thiểu số

An Giang: 120 đồng bào dân tộc thiểu số có tầm ảnh hưởng tới cộng đồng

Tỉnh Sơn La trải thảm đỏ thu hút dự án chế biến nông sản

Đổi thay ở huyện miền núi Mường La (Sơn La)

Lạng Sơn: Lấy người dân làm trung tâm, động lực của chuyển đổi số

Ngân hàng Thế giới: Mức độ giảm nghèo ở Việt Nam là rất đáng kể

Lạng Sơn: Quyết liệt đấu tranh, triệt phá hoạt động “tín dụng đen”

Quảng Nam: Tạo sinh kế và bảo tồn văn hoá Cơ Tu nhờ phát triển du lịch vùng cao

Anh thanh niên vùng biên Đắk Lắk làm giàu từ ốc nhồi

Kết nối đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử

Phiên chợ sâm Ngọc Linh: Cơ hội cho doanh nghiệp và người tiêu dùng

Đưa Sơn La trở thành trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc - Bài 2: Logistics giúp nông sản tăng mạch lưu thông
