Sản xuất rau an toàn: Hướng phát triển kinh tế của người dân Nà Chuông

Người dân thôn Nà Chuông, xã Mai Pha (Lạng Sơn) đa số là người dân tộc Tày. Trước đây, họ chủ yếu sống nhờ nương rẫy trồng lúa hoặc ngô, sắn nên cuộc sống khó khăn. Nhưng từ khi phát triển vùng sản xuất rau an toàn đã nâng cao thu nhập, giúp người dân ổn định cuộc sống.

Hướng phát triển kinh tế mới

Chúng tôi đến thôn Nà Chuông, cách thành phố Lạng Sơn chừng 10 km, băng qua những cung đường quanh co cheo leo giữa hai sườn núi. Nhưng ấn tượng về Nà Chuông hôm nay đã khác cách đây nhiều năm với những ngôi nhà sàn kiên cố nằm tựa lưng vào núi, đường làng, ngõ xóm được bê tông khang trang, sạch đẹp và đặc biệt là những vùng đất dưới chân đồi khô cằn đã được phủ xanh bởi những luống rau an toàn.

Sản xuất rau an toàn: Hướng phát triển kinh tế của người dân Nà Chuông
Sản xuất rau an toàn tại Nà Chuông

Chị Ngô Thị Lanh, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Nà Chuông cho biết: Nà Chuông là địa điểm đầu tiên được thành phố Lạng Sơn lựa chọn triển khai phát triển vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, góp phần cung cấp rau sạch cho thị trường và nâng cao kinh tế hộ thành viên.

Dưới sự hỗ trợ của thành phố và Trung tâm Ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ Lạng Sơn, Nà Chuông đã được trang bị từ hệ thống bơm thủy lợi, bể chứa nước sạch để tưới rau cho đến việc hỗ trợ giống, chế phẩm vi sinh trong xử lý phân chuồng, đồng thời, tổ chức các lớp quản lý dịch hại trên cây trồng và huấn luyện nhà nông trồng rau an toàn trong nhà lưới và ngoài trời.

Trên diện tích gieo trồng hơn 8 ha, hợp tác xã đã đưa vào trồng từ 15 - 20 loại rau các loại, chủ yếu các giống rau như cải làn, cải hoa vàng, cải đắng, su hoà, bắp cải... Khác với sản xuất rau thông thường, sản xuất rau an toàn đòi hỏi yêu cầu khắt khe, phải theo đúng quy trình kỹ thuật, từ các tiêu chuẩn về đất, nước tưới, quy trình gieo trồng…

Nhờ đó, rau sạch Nà Chuông đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh cấp giấy chứng nhận bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng với các chiến dịch đi quảng bá thương hiệu và ký kết hợp đồng với các nhà hàng lớn, rau sạch Nà Chuông đã trở thành địa chỉ tin cậy cho người tiêu dùng, ngoài tiêu thụ ở Lạng Sơn, còn tiêu thụ ở nhiều địa phương khác như: Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng…

Niềm vui bên dòng sông Kỳ Cùng

Hiện nay, Hợp tác sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Nà Chuông có 47 hộ dân với 88 xã viên tham gia sản xuất. Một ngày ở đây thường nhộn nhịp vào 4h sáng và 4h chiều. Đây là thời điểm các thương lái đến thu mua, các gia đình nô nức đem rau ra các cửa hàng, các khu chợ. Trung bình một ngày bán được 3 tạ rau, nhưng ngày đông nhất có thể bán lên tới 1 tấn/1 ngày. Nhờ trồng rau mà Nà Chuông đang dần đi lên thoát đói nghèo, bởi bình quân mỗi vụ rau, mỗi hộ gia đình xã viên thu nhập từ 15-20 triệu đồng.

Chị Hoàng Thị Lý, xã viên Hợp tác xã Nà Chuông chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi trồng rau chỉ đủ ăn chứ không nghĩ tới bán, nay được hướng dẫn kỹ thuật nên năng suất, chất lượng rau đạt cao hơn. Cụ thể, su hào trước chỉ được khoảng 1 tạ/1 sào (1 sào=360m2), bây giờ với giống su hào Nhật cho năng suất 1 tấn/sào. Như vậy, chỉ 1 sào su hào đã thu được 11,5-12 triệu đồng/sào, trong khi cách trồng cũ chỉ thu được hơn ba triệu đồng/sào.

Cũng là xã viên tham gia dự án trồng rau từ những ngày đầu tiên, chị Đỗ Thị Thơi cho hay: Gia đình tôi có 5 sào trồng lúa, 3 sào trồng rau, nhưng so với trồng lúa, trồng rau lãi gấp 5, 6 lần. Một vụ trồng cải dưa, cải ngồng với thời gian canh tác 50 ngày, cứ 1,5 sào được 5 triệu/vụ, trừ khoảng 1 triệu chi phí, vẫn còn lãi được 4 triệu. Một năm trồng được 3 vụ rau, cũng lãi được 24 triệu đồng.

“Việc trồng rau an toàn ở Nà Chuông không chỉ đem lại lợi nhuận cao mà còn giúp người dân thay đổi phương thức sản xuất, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cải thiện sức khỏe” - chị Đỗ Thị Thơi nói.

Từ Hợp tác xã Nà Chuông nhìn ra phía ngọn đồi Pá Giới, Lọ Đút, những cây thông vẫn không ngừng rì rào trong gió rét và dòng sông Kỳ Cùng vẫn cựa mình chắt chiu những dòng nước mát lạnh cho những luống rau xanh tươi. Tôi không còn cảm nhận được cái lạnh tuôn ra từ ruột núi, cái lạnh của sự xa vắng, của nỗi buồn thăm thẳm... giống như mỗi lần lên những vùng cao vào cuối đông trước đây.

Quỳnh Nga

Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Với vai trò là bộ kinh tế đa ngành, thời gian qua, bên cạnh công tác chuyên môn, Bộ Công Thương đã nỗ lực xây dựng và triển khai các chương trình, đề án phát tr
Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Đề án phát triển ngành Halal đề ra định hướng mang tầm quốc gia về huy động nguồn lực phát triển ngành này một cách bài bản, chuyên nghiệp, toàn diện.
Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Tận dụng mọi cơ hội để quảng bá sản phẩm, hàng hoá thương hiệu Việt tới bạn bè quốc tế là phương châm hoạt động của các Tham tán thương mại Việt Nam.
Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Trong nhiều năm qua, vấn đề "nhân quyền" và "phát triển con người" ở Việt Nam thường xuyên bị các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc, chống phá.
Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam

Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam

Dù ở thời kỳ lịch sử nào, Việt Nam cũng luôn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyềm biển đảo và đã đạt được nhiều dấu ấn đáng tự hào.

Tin cùng chuyên mục

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Tăng trưởng tín dụng và hoạt động ngân hàng ở khu vực Tây Nguyên chưa được như kỳ vọng và cần có những giảii pháp cụ thể cho vấn đề này.
Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Từ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào Khmer đã vươn lên thoát nghèo, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Cùng với việc triển khai các chương trình hỗ trợ bán hàng đa kênh, đối với khu vực miền núi, việc phát triển hạ tầng logistics là rất cần thiết và quan trọng.
Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Không chỉ là thành phố kinh tế năng động, TP. Hồ Chí Minh còn hội tụ văn hóa 54 dân tộc anh em; có nhiều người nước ngoài từ các quốc gia khác đến sinh sống...
Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Không chỉ định danh ở thị trường trong nước mà nhiều thương hiệu đã vươn mình trở thành niềm tự hào Việt Nam khi khẳng định được vị thế ở nước ngoài.
Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, xây dựng chợ miền núi, chợ vùng dân tộc phải gắn với du lịch và lan toả văn hoá để nâng cao hiệu quả.
Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Với vị trí địa lý thuận lợi, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, tỉnh Yên Bái hiện là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Niềm tin và tự hào đã thúc đẩy Detech Coffee xây dựng và đưa thương hiệu cà phê của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Sơn La tới người tiêu dùng.
Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai xác định thúc đẩy sản xuất kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua kết nối cung cầu các sản phẩm vùng miền, kết nối giao thương.
Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Cùng với triển khai các chính sách về phát triển kinh tế, đồng bào dân tộc tại Sà Phìn (Hà Giang) đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường từng bước thoát nghèo.
Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Được ví như “viên ngọc xanh” của Đông Bắc, tỉnh Cao Bằng hấp dẫn du khách không chỉ bởi non nước hữu tình mà còn bởi nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc.
Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

TS. Chu Xuân Giao, Viện Nghiên cứu Văn hoá, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam chia sẻ về giải pháp khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc
Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Phú Thọ xác định khai thác có hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa; phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh phát triển hàng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Phiên chợ nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tôn vinh bản sắc văn hóa vùng miền, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Ngãi.
Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Bà Bế Hồng Vân - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc chia sẻ giải pháp đưa giá trị văn hoá vào sản xuất tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc
Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Việc gắn giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giúp sản phẩm dễ dàng được tiêu thụ trong và ngoài nước.
Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Chọn khởi nghiệp từ sản phẩm chè Suối Giàng của miền núi Yên Bái, Hợp tác xã hệ sinh thái du lịch Suối Giàng đã hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho bà con.
Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Những thập niên gần đây, giới khoa học trong nước, quốc tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong nghiên cứu về Hội An và hệ thống thương cảng Việt Nam.
Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Việc nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam giữ vai trò quan trọng hàng đầu để hiện thực hóa khát vọng phát triển của đất nước.
Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững

Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững

Hội LH Phụ nữ xã Bản Liền đã tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên phụ nữ trên địa bàn tìm hướng làm ăn phù hợp, giảm nghèo bền vững.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động