Ưu tiên vốn cho hoàn thiện hạ tầng giao thông khu vực biên giới
Kinh tế - Hội nhập Thứ tư, 18/08/2021 - 09:57
Tại Hội nghị về phát triển kinh tế xã hội các khu vực biên giới do Bộ Công Thương tổ chức gần đây, đại diện Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, về cơ bản các tuyến đường kết nối với cửa khẩu quốc tế đạt tiêu chuẩn cấp III và cấp IV miền núi, đảm bảo các phương tiện vận tải hoạt động, thông quan tốt. Riêng khu vực Trung du miền núi Bắc bộ, sau nhiều năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020, hạ tầng giao thông đã được cải thiện đáng kể. Trong đó, đã hoàn thành tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội – Bắc Giang… Ngoài ra, các tuyến đường bộ kết nối trục hành lang kinh tế Đông- Tây, kết nối với Lào đã được đầu tư nâng cấp triển khai vận hành thời điểm hiện tại đáp ứng nhu cầu.
Tuy nhiên, đại diện Bộ GTVT cũng cho biết, do nguồn kinh phí hạn hẹp, việc đầu tư hạ tầng giao thông chưa đáp ứng theo nhu cầu của các địa phương. Nguyên nhân này cũng đã được Bộ Công Thương đề cập khi đưa ra nhận định, nguồn vốn đầu tư hạ tầng hạn chế, 23/25 tỉnh vẫn phải phụ thuộc vào ngân sách trung ương và mới chỉ có 2 tỉnh (Quảng Ninh, Quảng Nam) tự chủ ngân sách. Do đó, nguồn vốn đầu tư phát triển cho các hạ tầng quan trọng ở khu vực biên giới, như hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại biên giới… còn rất hạn chế.
![]() |
Ưu tiên vốn cho hoàn thiện hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông tại khu vực biên giới |
Cũng theo Bộ Công Thương, kết cấu hạ tầng giao thông còn bất cập, thiếu hệ thống đường cao tốc liên vùng kết nối tỉnh biên giới với trung tâm các vùng; đường giao thông nối cửa khẩu biên giới với nội tỉnh vừa thiếu, vừa xuống cấp, đặc biệt ở các tỉnh như Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Bình, Quảng Nam, Kon Tum. Khu vực biên giới hầu hết đều nằm ở địa bàn núi cao, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Đường giao thông vận tải nhiều nơi chật hẹp, xuống cấp, chưa đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa nhưng lại chưa được sửa chữa, khắc phục hoặc mở rộng kịp thời, thi công kéo dài; vào mùa mưa thường xuyên trơn trượt, gây tai nạn đổ xe vận tải hàng hóa, ùn tắc giao thông làm cản trở hoạt động thương mại biên giới (đặc biệt đối với khu vực biên giới phía Bắc và khu vực biên giới giáp với Lào).
Theo các chuyên gia, hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đối với sự phát triển. Trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng cho khu vực biên giới, cần quan tâm đến đường giao thông, hạ tầng thương mại biên giới, hạ tầng điện – viễn thông liên lạc. Riêng về đường giao thông, các chuyên gia cho rằng, cần ưu tiên bố trí vốn để sớm xây dựng các dự án đường bộ nối khu vực biên giới, cửa khẩu biên giới với trung tâm vùng, với các cảng biển; nâng cấp, mở rộng hệ thống đường giao thông nối các xã biên giới, cửa khẩu biên giới, các khu kinh tế cửa khẩu với nội tỉnh.
Cùng chung quan điểm, Bộ Công Thương cũng đưa ra giải pháp, ưu tiên bố trí phân bổ vốn ngân sách để đầu tư hạ tầng về giao thông, điện, nước, viễn thông và hạ tầng thương mại dịch vụ.
Được biết, với vai trò quản lý ngành, Bộ GTVT đã và đang nỗ lực đồng hành cùng các địa phương, nhất là các tỉnh khu vực biên giới hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông. Theo đại diện Bộ GTVT, một số dự án hạ tầng giao thông cần được xây dựng và hoàn thiện sớm theo đề xuất của các địa phương đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Một số dự án chưa khẩn cấp, chưa được ưu tiên trong giai đoạn này thì đưa vào quy hoạch chuyên ngành quốc gia. Hiện Bộ GTVT đã hoàn thiện 5 quy hoạch chuyên ngành quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Chính phủ. Trong đó, tất cả các kiến nghị của các địa phương về dự án hạ tầng giao thông đã được đưa vào các quy hoạch.
Tin mới nhất

Tỉnh Sơn La hỗ trợ phát triển kinh tế cho bà con dân tộc thiểu số

An Giang: 120 đồng bào dân tộc thiểu số có tầm ảnh hưởng tới cộng đồng

Tỉnh Sơn La trải thảm đỏ thu hút dự án chế biến nông sản

Đổi thay ở huyện miền núi Mường La (Sơn La)

Lạng Sơn: Lấy người dân làm trung tâm, động lực của chuyển đổi số
Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Thế giới: Mức độ giảm nghèo ở Việt Nam là rất đáng kể

Lạng Sơn: Quyết liệt đấu tranh, triệt phá hoạt động “tín dụng đen”

Quảng Nam: Tạo sinh kế và bảo tồn văn hoá Cơ Tu nhờ phát triển du lịch vùng cao

Anh thanh niên vùng biên Đắk Lắk làm giàu từ ốc nhồi

Kết nối đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử

Phiên chợ sâm Ngọc Linh: Cơ hội cho doanh nghiệp và người tiêu dùng

Đưa Sơn La trở thành trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc - Bài 2: Logistics giúp nông sản tăng mạch lưu thông

Đưa Sơn La trở thành trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc - Bài 1: Sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến

Hà Giang - Phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới

Nghệ An: Nỗ lực xoá các “vùng trắng” điện lưới quốc gia

Tính đến tháng 8/2021: 21,11 tỷ USD đầu tư vào Vùng trung du và miền núi phía Bắc

Chống khai thác IUU: Chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài vào năm 2022

Lạng Sơn: Triển khai đồng bộ, hiệu quả ứng dụng công nghệ phòng, chống Covid-19

Khu vực biên giới: Giữ ổn định giữa đại dịch

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những tư duy chiến lược về kinh tế biển, đảo

Gỡ điểm yếu về xúc tiến thương mại cho các địa phương khu vực biên giới

Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi công thư cho Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc và Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam

Cửa khẩu Hoành Mô: Xuất nhập khẩu và thu ngân sách tăng cao

Chỉ đưa hàng lên biên giới nếu xuất khẩu chính ngạch hoặc có thỏa thuận cụ thể với phía mua
